GIÁO SƯ VÀ CÔNG THỨC TOÁN - Trang 74

coi những kẻ mù tịt như chúng tôi ngang với các nhà nghiên cứu lý thuyết
số, và hơn hết, chúng tôi không muốn làm ông rối trí. Mọi sự rối trí đều
khiến ông buồn. Chỉ cần chúng tôi im lặng, ông sẽ không bao giờ nhận ra
thứ mình đánh mất, và khi ấy nó cũng giống như ông chưa từng đánh mất
thứ gì. Thành ra, đó không phải là một lời hứa khó thực hiện.

Tuy nhiên, trên thực tế, những tình huống liên quan đến toán học chẳng
mấy khi làm chúng tôi thấy chán. Tuy cùng là câu chuyện về số nguyên tố
(ví dụ như chứng minh sự vô hạn của số nguyên tố, cách tọa mật mã từ số
nguyên tố, số nguyên tố khổng lồ, số nguyên tố sinh đôi, số nguyên tố
Mersenne v.v.), song mỗi một thay đổi trong các chi tiết đều khiến chúng
tôi vỡ ra sự ngộ nhận hoặc đem lại cho chúng tôi những phát hiện mới mẻ.
Tựa như việc màu sắc của ánh sáng rọi vào số nguyên tố sẽ biến đổi theo
thời tiết hoặc âm hưởng của giọng nói vậy.

Tôi đoán rằng, sự hấp dẫn của số nguyên tố là ở chỗ người ta không thể
giải thích được chúng xuất hiện theo quy luật nào. Chúng nằm rải rác và vô
trật tự, miễn là thỏa mãn điều kiện không có ước số nào ngoài 1 và chính
nó. Mặc dù khi cấp số càng lớn càng khó tìm ra được số nguyên tố, song
việc dự đoán sự xuất hiện của chúng dựa vào một quy luật nhất định là bất
khả, và chính tính nết đỏng đảnh đầy quyến rũ ấy đã hớp hồn giáo sư, kẻ
đang cố công đi tìm một mỹ nhân hoàn hảo.

- Ta hãy thử liệt kê các số nguyên tố trong khoảng từ 1 đến 100 nhé.

Giáo sư viết các con số vào cuốn vở bài tập bằng cây bút chì của Căn.

2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19, 23, 29, 31, 37, 41, 43, 47, 53, 59, 61, 67, 71, 73,
79, 83, 89, 97

Trong mọi hoàn cảnh, tôi luôn thấy thật kỳ diệu khi các con số cứ thoăn
thoắt hiện ra dưới ngón tay của giáo sư. Tôi kinh ngạc tự hỏi, tại sao những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.