cuộc. Không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi nhìn thấy một ốc đảo gọi là số
nguyên tố tràn trề nước ngọt phía cuối đường chân trời.
Bóng trời chiều đổ dài dưới chân chúng tôi. Căn lấy bút chì tô đi tô lại vòng
tròn quanh cặp số nguyên tố sinh đôi. Hơi nước nóng dập dờn bay lên từ
nồi cơm đặt trong bếp. Giáo sư đưa mắt ra ngoài cửa số như cố nhìn qua
bên kia sa mạc, nhưng ở đó chỉ có khu vườn nhỏ chẳng ai đoái hoài.
Ngược lại, giáo sư ghét nhất chỗ đông người. Đó cũng là lý do tại sao ông
không thích ra ngoài. Ông không thể chịu nổi nhà ga, tàu điện, cửa hàng
bách hóa, rạp chiếu phim, phố ngầm v.v. nơi những con người xa lạ tụ tập
thành một đám huyên náo, lộn xộn. Với ông, đó là đối cực của những gì
thuộc về vẻ đẹp toán học.
Giáo sư luôn cần sự yên tĩnh. Nhưng không có nghĩa là không được làm ồn.
chẳng hạn, Căn có thể chạy ầm ầm ở hành lang hay vặn to radio song cũng
không ảnh hưởng mấy đến sự yên tĩnh của ông. Sự yên tĩnh ấy nằm sâu
trong tim ông, nơi mọi tiếng động của thế giới bên ngoài không tới được.
Giải xong một đề toán dự thưởng, giáo sư sẽ nắn nót chép vào giấy và kiểm
tra lại lần nữa trước khi gửi đi, những lúc ấy, ông thường lẩm nhẩm “Chà,
yên tĩnh quá,” và tỏ ra rất hài lòng với kết quả.
Cảm giác của ông khi tìm ra đáp án không phải niềm vui hay sự giải phóng,
mà là sự tĩnh lặng. Đó là một trạng thái xuất phát từ niềm tin rằng có những
thứ đã tồn tại ở cái vị trí vốn dành cho nó, con người không thể làm gì để
thay đổi, nó vẫn như vậy trong quá khứ và sẽ vĩnh viễn như vậy trong
tương lại. Giáo sư yêu thích trạng thái đó.
Bởi vậy, với giáo sư, yên tĩnh cũng chính là lời ngợi khen giá trị nhất. Vào
những hôm vui vẻ, giáo sư thường hay ngồi ở bàn ăn quan sát tôi nấu cơm
trong bếp, nhất là lúc tôi làm há cảo, ánh mắt ông luôn tỏ ra hết sức kinh
ngạc. Trải rộng vỏ bánh trên lòng bàn tay, cho nhân vào, tùm lấy bốn góc