http://www.ebook.edu.vn
30
Truyền thống của người Mường là thích bày cỗ trên lá chuối trong tất cả
những bữa cỗ cộng đồng: Lễ hội, cưới xin, tang ma hoặc lễ cúng lớn trong năm.
Trong mỗi dịp lễ tết, hội hè, món ăn và cách bày trí nó đều có những nét riêng,
chứa đựng cả một tín ngưỡng. Với người Mường, phần ngọn và mép lá tượng trưng
cho Mường Sáng- mường của người sống, phần gốc lá và mang lá tượng trưng cho
Mường Tối- Mường ma, mường của người chết. Chính thế, khi dùng lá chuối bày
cỗ, người Mường có quy tắc phân biệt: Người vào, ma ra. Tức là khi dọn cỗ cho
người sống , phần ngọn lá hướng vào trong , phần gốc lá hướng ra ngoài, còn khi
dọn cỗ cho người ma thì ngược lại. Đây là một quy tắc khá nghiêm ngặt, không thể
vi phạm bởi người Mường tin rằng, sự vi phạm sẽ mang lại những điều dữ hoặc
làm mất lòng khách.
Trong văn hoá ẩm thực Mường, tục uống rượu đúng ra thành một nét văn
hoá riêng- Văn hoá rượu cần. Loại rượu này làm từ gạo nếp ủ với men, mà thứ men
này làm từ nhiều loại cây, củ, lá tự nhiên như cây mun giã nhỏ, củ riềng, củ gừng,
một ít ớt, với lá ổi trộn lẫn. Chính những hỗn hợp tự nhiên này đã làm nên vị thơm
ngon của rượu cần; mun, gừng, riềng, ớt là để tạo nồng độ, lá ổi để tạo mùi thơm và
chống đau bụng do đổ nước lã hoặc nước đun sôi để nguội vào vò rượu. Rượu cần
người Mường luôn phải uống tập thể, mỗi lần uống rượu cần là ta lại được hoà
mìng vào những luật vui của các tuần rượu, được nghe hát dân ca, hát đối đáp của
các bên tham gia. Có thể khẳng định rằng, văn hoá Ẩm thực Mường cũng văn hoá
rượu Cần đã thể hiện được tính cộng đồng và tính huyết thống rất cao của dân tộc.
2.2.3 Văn hoá ẩm thực ba miền
Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt
Nam phong phú, đa dạng.
* Miền Bắc:
Với tính chất là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước trong hàng
ngàn năm, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là nơi có sự giao lưu văn hoá rộng rãi
và đa dạng với nước ngoài. Văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ văn hoá phương Tây đặc
biệt là văn hoá Pháp đã ảnh hưởng không nhỏ vào văn hoá nước ta và ảnh hưởng ấy
thể hiện trước hết và nhiều nhất là ở thủ đô. Sự hội tụ văn hoá của cả nước và sự
giao lưu văn hoá với nước ngoài thể hiện trong văn hoá vật chất và văn hoá tinh
thần của thủ đô trong đã có nghệ thuật nấu ăn.
- Đặc điểm trong văn hoá ẩm thực của miền Bắc: Vừa mang đặc điểm vùng
khí hậu lạnh vừa mang đặc điểm vùng khí hậu nóng nên
+ Mùa lạnh: Người Bắc ăn rất nhiều thịt và các sản phẩm từ thịt (giò, chả),
dùng nhiều món xào, nấu, kho.