http://www.ebook.edu.vn
33
Cho chả cá, hành và rau vào bát, rưới nước mỡ đang sôi và dùng ngay, có thể
ăn kèm với bánh đa nướng. Cách ăn này làm vừa đủ ăn nếu không cá sẽ nguội, mất
ngon.
Ngoài hai cách trên, một số người có thể cho cả bún vào chảo và đảo nhanh
với cá, thì là, hành hoa sau đó trút ra bát ăn. Ăn cách này rất nóng ngon nhưng hơi
nhiều mỡ.
Món này có thể nhắm với rượu và hợp với tiết trời lạnh. Với trời nóng thì, để
cho đỡ ngán, thực khách thường uống bia.
Cốm làng vòng
Cốm Làng Vòng là một đặc sản ẩm thực của Việt Nam. Đây là một sản phẩm
đặc trưng của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là
phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ xa xưa, làng Vòng đã nổi tiếng với đặc sản cốm:
Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn!''
Nghề làm cốm làng Vòng, bắt nguồn từ truyền thuyết: Vào một mùa thu cách
đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng
lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm. Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa
còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói. Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ
ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn
chơi mỗi khi mùa thu đến.
Cứ mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm nên hạt cốm ngày
càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm.
Bánh cuốn Thanh Trì
Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn nổi tiếng của người Hà Nội, là đặc sản của
phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám
thơm, tráng mỏng như tờ giấy.
Bánh cuốn Thanh Trì không có nhân, thường được xếp thành từng lớp trong
lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. Người bán bánh
thường đội thúng bánh trên đầu, di dạo bán trên phố phường Hà Nội. Khi gặp
người mua, người bán hàng sẽ hạ thúng xuống, lần giở từng lớp bánh cuốn mỏng,
tách từng lớp bánh sao lá bánh cuốn khỏi bị rách. Trên mặt lá bánh cuốn điểm
những cọng hành lá màu vàng, nâu đã được phi qua trên chảo. Mỗi lớp bánh cuốn
đó sẽ được sắp xếp gọn lại trên đĩa, lần lượt từng miếng bánh một được đặt cạnh
nhau. Sau đó, với một nhát kéo, tất cả các lá bánh cuốn được cắt đôi. Công việc
tiếp theo là nhấc một nửa đầu bánh cuốn mới cắt đó, đặt lên trên nửa kia để người