cái vố ấy. Tôi vào nhà thì ông đang ngồi trong ghế bành, tay cầm ly rượu,
mẹ tôi đứng nhìn ông lo lắng, tôi không đừng được bèn ra thú nhận mình đã
ở đâu sáng nay. Nhưng cha tôi không hề có vẻ bực mình chút nào. "Con ở
đó hả con? Vậy con nhìn thấy cả chứ?" "Vâng, con nhìn thấy hết cha ạ. Chỉ
riêng lúc phát ra tiếng nổ làm con không trông thấy gì thôi." "Thế con có
trông thấy giáo sĩ trưởng nhà thờ bị cái cú đo ván ấy không?" ông hỏi "Và
trông thấy cái gì từ ngôi mộ đi ra không? Không ư? Thật là nhờ Trời!" "Tại
sao lại vậy hả cha?" Tôi hỏi và ông nói "Này nhé, lẽ ra con phải trông thấy
chứ? Thế nhưng con lại không trông thấy à? Một vật. Cứ như là một người
ấy. Lông tóc khắp người, Hai mắt đỏ lòm."
"Đó, lần đó tôi chỉ moi được từ cha tôi có thế thôi. Về sau ông có vẻ
ngượng vì đã sợ hãi như vậy, thành ra tôi có hỏi gì thêm ông đều gạt đi.
Nhưng mãi nhiều năm về sau khi tôi đã trưởng thành, chúng tôi nói với
nhau nhiều hơn về chuyện này, và ông vẫn cứ luôn luôn nhắc lại như thế.
"Đen kịt" ông nói "toàn lông với tóc, với hai cẳng chân, ánh sáng rọi vào
mắt nó."
Đó là câu chuyện về nấm mộ ấy, thưa ông Lake, nhưng tôi chẳng bao
giờ kể cho khách tới thăm và tôi cũng đề nghị ông đừng có tận dụng nó mà
đưa ra, tôi qua đời rồi hẵng hay, cảm ơn ông, Evans cũng vậy, ông có hỏi
hắn thì hắn cũng bảo thế."
Sự tình như vậy. Đã hai mươi năm trôi qua, cỏ đã mọc dầy trên mộ ông
Worby cũng như mộ ông Evans, ông Lake mới thông báo câu chuyện mà
ông ghi chép – vào năm 1890 – cho tôi. Kèm theo còn có cả sơ đồ ngôi mộ
và dòng chữ ngắn sao lại từ cây thập tự bằng kim loại mà tiến sĩ Lyalll đã
mất tiền cho gắn vào giữa ngôi mộ ở phía Bắc, câu này trích từ Vulgate of
Isaiah XXXIV chỉ vẻn vẹn gồm ba chữ:
IBI CUBAVIT LAMIA – QUỶ ĐÃ NĂM Ở NƠI ĐÓ