dùng trà cùng một ông bạn.
Điều tôi quan tâm ở bức tranh là cái khung đen của nó khá to – trong
catalog mô tả chỉ ngắn gọn. Có thể có vài chi tiết nữa, nhưng trước hết tôi
muốn các bạn hãy nhìn rõ bức tranh như nó đang ở trước mặt tôi lúc này.
Bản sao của nó hệt các bản sao thường thấy trong hành lang một số quán
trọ hoặc lối đi của một số toà nhà ở thôn quê thời ấy. Một bản khắc chỉ đem
lại cảm giác thờ ơ, lãnh đạm và một bản in khắc như thế thì không gì chán
bằng. Ta nhìn thấy toàn bộ mặt tiền của một ngôi thái ấp ở thế kỷ trước với
ba hàng cửa sổ lấp khung kính trượt, phần nề xây thô kệch, quê mùa, có
một bức tường chắn mái mà góc nào cũng có quả cầu hoặc lọ hoa, chính
giữa là cổng xây. Hai bên toàn cây cao,trước mặt là thảm cỏ khá rộng. Bên
lề hẹp của bức tranh có chữ "Người khắc: A.W.F." không có gì khác. Toàn
bộ tác phẩm nói lên tác giả là nghiệp dư. Không hiểu nổi vì sao ông Britnell
định giá 2.25 bảng, ông Williams cứ lật đi lật lại bức tranh một cách khinh
thường. Đàng sau nó có dán một cái nhãn đã bị xé rách, chỉ còn lại vết tích
của hai dòng chữ, dòng đầu – ngley Hall, dòng sau – ssex.
Có lẽ cũng đáng để xác định đây là nơi nào, muốn vậy cũng dễ thôi, chỉ
cần tra từ điển địa lý, sau đó gửi trả lại ông Britnell, kèm thêm vài nhận xét
về đánh giá của ông ta.
Ông thắp nến lên vì trời đã tối, pha trà cho người bạn đã cùng chơi gôn với
mình (lãnh đạo trường đại học thường thư giãn bằng cách đánh gôn) vừa
uống trà, hai người vừa đàm luận những vấn đề mà chỉ những người chơi
gôn mới hiểu được. Người viết có lương tâm không tiên nói ra đây sợ ảnh
hưởng đến những người không chơi gôn.
Kết luận đi đến cho rằng, một vài cú đánh gôn như thế nào đó là hay hơn
và rằng trong một số trường hợp khẩn cấp khó lòng có người chơi gôn nào
gặp nhiều may mắn như mình mong đợi. Đến đấy thì ông bạn – ta hãy gọi
ông là giáo sư Binks – cầm tấm khung ảnh in khắc lên và hỏi:
"Chỗ này là ở đâu vậy, Williams?"
"Chính là tôi đang định tìm cho ra đây" ông Williams nói, vừa đi đến chỗ