tới, cùng một số đặc điểm như ta đã biết ở trên.
Vị quý khách này thận trọng cầm lấy bức tranh, nhìn vào đó rồi nói với
giọng khá quan tâm
"Wiiliams, một công trình khá đấy chứ, gây cho người ta cảm giác của thời
kỳ lãng mạn. Ánh sáng theo tôi xử lý rất tuyệt, hình người tuy thô nhưng
gây ấn tượng".
"Thật ư?" Williams đang mang whisky sô đa cho các bạn không tới gần để
nhìn vào bức tranh được.
Lúc này đã khá muộn, khách khứa lục tục ra về. Sau đó, Williams thành
phố viết mấy bức thư giải quyết công việc. Quá nửa đêm ông định đi ngủ,
tắt đèn, thắp nến trong phòng ngủ. Bức tranh được người xem cuối cùng đặt
lật ngửa trên bàn khiến lúc tắt đèn ông chợt để mắt tới. Cái mà ông nhìn
thấy làm ông suýt đánh rơi cây nến xuống đất. Ông cho biết giá lúc ấy hoàn
toàn ở trong bóng tối hẳn ông phải lên một cơn thần kinh. Nhưng vì không
phải vậy, ông đặt cây nến trên bàn ngắm kỹ bức tranh. Không nghi ngờ gì
nữa mà hoàn toàn chắc chắn. Giữa thảm cỏ trước ngôi nhà không quen biết
là một dáng hình người mà lúc năm giờ chưa có, hình người đó bò bằng cả
tay, chân về phia ngôi nhà, trùm kín bằng áo đen kỳ quặc, lưng có chữ thập
trắng. Tôi cũng không hiểu trong hoàn cảnh này làm gì là đúng nhất. Tôi
đành chỉ nói với các bạn Wiliams đã làm gì. Ông cầm vào một góc bức
tranh, mang nó qua hành lang sang dãy phòng trước mặt mà ông sở hữu,
khóa nó trong một chiếc ngăn kéo, đóng cửa không tiếp khách cả hai dãy
phòng rồi vào giường ngủ, nhưng trước hết ông ghi chép lại sự thay đổi của
bức tranh, ký vào ô dưới, sự thay đổi mà bức tranh trải qua kể từ lúc nằm
trong tay ông.
Mãi ông mới ngủ được, nhưng được an ủi với ý nghĩ diễn biến của bức
tranh không phải chỉ có mình ông chứng kiến mà đều có người làm chứng
cả. Rõ ràng người bạn lúc tối nhìn thấy một cái gì đó, cũng giống như ông,
nếu không hẳn ông phải nghĩ mắt mình có vấn đề, hoặc trí não ông bất
thường. May mắn không có khả năng này. Đến mai ông phải thực hiện hai
việc. Một là giữ bức tranh thật cẩn thận và gọi thêm người đến làm chứng,