“Nhưng em chưa từng sống ở London một ngày nào, chỉ mới vừa cách
nay một tháng thôi”.
“Em nhớ chắc không?”.
“Dạ chắc quá đi chứ. Từ nhỏ tới lớn nhà em ở gần khu nhà thờ
Christchurch”.
“Em sinh ra ở đó?”
“Không em sinh ra bên Ấn Độ. Cha em là sĩ quan quân đội Anh. Khi
em vừa được mấy tuổi thù mẹ em chết, cha em trở lại nhờ người bà con ở
New Zealand nuôi dưỡng em. Rồi ông sống thêm được mấy năm nữa thì
chết?”.
“Em còn nhớ chuyến tàu từ Ấn Độ qua New Zealand chứ?”
“Dạ, có em không nhớ hết, chỉ nhớ mang máng lúc còn ở trên tàu.
Nhìn qua ô cửa sổ. Em còn nhớ lúc đó em nhìn thấy người đàn ông mặc đồ
trắng mặt mũi hồng hào, đôi mắt xanh, nốt ruồi dưới cằm – cái sẹo thì đúng
hơn. Ông ta tung hứng em trên cao, em vừa run, vừa cảm thấy thích thú. Trí
nhớ của em nó tản mạn thế đó?”.
“Em còn nhớ bà vú em, bà Ayah người Ấn Độ hồi đó?”
“Không phải bà Ayah – bà Nannie. Hồi đó bà Nannie ở lại với em một
thời gian – cho đến lúc em năm tuổi. Bà cắt hình mấy con vịt trong báo.
Đúng rồi, lúc đó bà đi theo tàu, có bữa ông thuyền trưởng hôn em, cái hàm
râu làm em khóc thét, bà mới la mắng em”.
“Như vậy là em nhớ lộn xộn đủ thứ chuyện trên hai chuyến tàu. Trên
chuyến tàu kia, ông thuyền trưởng có râu còn chuyến tàu nọ ông thuyền
trưởng mặt mũi hồng hào có sẹo dưới cằm”.
“Dạ”, Gwenda thầm nghĩ, “chuyện chỉ có thế đó”.
“Ta nghĩ là”, Marple nói, “lúc mẹ em chết, cha em đưa qua bên Anh ở
với ông một thời gian, em đã từng sống trong ngôi nhà Hillside. Hẳn em
còn nhớ đã kể cho ta nghe vừa đến nơi em cảm thấy như được sống ở quê
nhà. Còn chỗ buồng ngủ của em hình như là phòng giữ trẻ”.
“Nơi ấy là buồng trẻ. Quanh các cửa sổ lắp thêm tay vịn”.
“Em còn nhìn thấy chứ? Vẫn còn đó mẩu giấy dán nhiều sắc hoa trông
vui mắt. Bọn trẻ còn nhớ mãi vì thường hay nhìn lên tường. ta còn nhớ mãi