Động cơ lại hoạt động, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục hạ xuống. Đáp lại
cái nhìn dò hỏi của tôi, Trauri Xinkhơ nói:
- Dòng sông sâu rất hẹp, đôi chỗ lại bị vòm cuốn chắn. Rất nhiều chỗ lồi
ra. Có thể làm hỏng vỏ tàu hay rơi vào chỗ đá ngầm. Anh cho rằng phải nổi
lên ngay khi tôi thấy có hỏng hóc phải không? Lúc đó chúng ta có nguy cơ
bị cuốn xuống đáy hòn đảo. Anh thấy đấy, triển vọng không tốt đẹp lắm
đâu. Lâm vào tình trạng thật nực cười bi đát không kém việc không biết
được sơ đồ động cơ của quả cầu đo độ sâu, - anh ta cười vô tư như trẻ con.
Tôi thật xấu hổ qua, con người kỳ lạ này đã hiểu thấu tâm can tôi và chỉ
cho tôi biết cần phải đối xử một cách tinh tế với những nhận xét tâm lý
nông cạn của tôi như thế nào. Tôi vô tình nhớ lại những kết luận vội vã của
mình về những hành động của bè bạn. Thế mà giáo sư tâm lý Cauphơman
đã khen các biểu đồ hằng số tâm lý của tôi. Dựa trên cơ sở đó tôi đã rút ra
phép “chẩn bệnh”
chớp nhoáng, “xác định”
tính nết và lập những bảng bói
toán tâm lý. Đặc biệt là đối với Côxchia.
Lần giận nhau cuối cùng với Biata cũng từ đó mà ra. Tôi định thuyết
phục cô ta không những rời bỏ vì sao của mình mà còn bỏ cả ngành vật lý
thiên văn nữa. Tôi cho rằng cái tính đa cảm quá cao của cô không đem lại
cái gì có giá trị cho khoa học. Lúc đó tôi đã nói:
“Nhà thiên văn cần phải có một trí tuệ toán học lãnh đạm. Bản chất của
cô là hay bị xúc động, cô cần nghiên cứu thơ ca, hội họa cùng lắm là lập ra
những “giả thuyết man rợ”
cho Viện dự đoán những điều bổ ích”.
Cô ta đã đáp lại rằng:
- Anh chính là cái “giả thuyết man rợ”
của cái viện những điều vô bổ ấy!
Xuống đến độ sâu tám trăm mét. Những luồng ánh sáng tập trung từ
những đèn
chiếu của chúng tôi xuyên qua lớp nước không màu sắc bị bao
phủ bởi một bóng tối dày đặc.
Người lái tàu của tôi bắt chiếc “Cá Bơn” quay 360°. Phía bên phải, tia
sáng lướt trên các mỏm đá ba-dan và các cột neo đảo. Máy định vị chỉ
khoảng cách gần giống nhau đối với thành vực.