nó cũng chịu một tai họa như các món “Bụi sao” ấy rồi. Thật đáng tiếc”.
Tôi tiếc nhất là “Bụi sao”.
Tiếng tăm về “bài ca hương liệu” đó đồn khắp học viện. Những nhà chế
tạo hương phẩm ở Mátxcơva, Vôrônhegio,
Riga và ngay cả Pari không để
tôi yên. Họ đã hỏi công thức, bản ghi chép công việc, và thật là khủng
khiếp khi họ biết rằng
tất cả những thứ đó đã bị vứt vào sọt rác. Dĩ nhiên,
tôi cũng còn nhớ được đôi chút song chính cái đôi chút ấy đã đem đến một
kết quả đáng tiếc. “Bụi sao” là một tổng hợp phức tạp, trong đó nhân tố
chính là tình cảm của tôi đối với Biata.
Thế là Biata trở thành người sở hữu của loại hương phẩm độc nhất mà cô
ta gọi là “Bụi sao”.
Một hương vị buồn man mác thoảng đến tôi. Trong đó có cái gì đó như
âm nhạc. Tôi nghĩ ngợi: “Hãy để cho cái hương vị đó nhắc nhở cô ta nhớ
đến tôi, nhớ đến cuộc tranh cãi vô lý của chúng tôi. Hương vị đó sẽ không
bị mất đi, toàn bộ đồ dùng của cô và chính bản thân cô sẽ luôn luôn lấp
lánh “Bụi sao”.
Không hiểu sao cái câu cách ngôn này lại đem đến cho tôi một sự mãn
nguyện cay đắng.
Biata nói gì đó với Côxchia. Cô cúi thấp đầu, chạm ngón tay vào ống tay
áo cậu ta.
Từng lúc một vang lên tiếng còi tàu từ nơi xuất phát, những tiếng còi tàu
kéo đưa những con tàu từ bến đỗ đến đường bay, tiếng rít của xe ca tự động
chở các nhà du lịch chạy ngang qua chỗ chúng tôi. Tôi làm ra vẻ thản nhiên
quay lưng về phía Biata và Côxchia, buồn rầu đưa mắt nhìn khắp gian
phòng hình dáng giống như sân vận động có mái che dùng làm nơi thi điền
kinh trong mùa đông, có điều nó to hơn, đẹp hơn.
Với một niềm đau khổ có ý phê phán, tôi phải nghĩ là ngôi nhà ga mất
bao công phu xây dựng này đã mất hẳn cái ấm áp. Ở đây bạn sẽ cảm thấy
thật cô độc, mất mát thật chẳng khác nào bỗng nhiên bị rơi vào vùng sa
mạc Xahara hay Caracumư hoang vắng, nơi cồn cát vẫn chưa được chinh
phục. Một điều duy nhất làm vui mắt, ấy là cái sà gỗ vàng óng với những