bao giờ miêu tả được những người đàn bà “bí ẩn”: họ chỉ có thể xuất hiện
vào đầu một cuốn tiểu thuyết với tư cách xa lạ, khó hiểu; nhưng trừ phi
cuốn truyện không bị bỏ dở, rốt cuộc họ để lộ bí mật và lúc đó là những
nhân vật nhất quán. Chẳng hạn, nhân vật trong tác phẩm của Peter
Cheyney
không ngừng kinh ngạc về những sự đổi thay bất thường của
phụ nữ: không bao giờ có thể đoán nổi họ sẽ ứng xử ra sao, họ làm sai lệch
mọi sự tính toán. Thực ra, hễ độc giả phát hiện ra động cơ hành vi của họ,
thì họ xuất hiện như những cơ chế rất đơn giản: người này là một tên mật
thám, người kia là một mụ trộm cắp. Dù bố cục truyện khéo léo tới đâu,
bao giờ cũng vẫn có một chiếc thìa khoá, và không thể nào khác được, cho
dù tác giả có tài năng và giàu tưởng tượng tới đâu. Bí ẩn bao giờ cũng chỉ
là một ảo ảnh, hễ tìm cách tiếp cận nó là nó tiêu tan.
Bởi vậy chúng ta thấy huyền thoại chủ yếu được giải thích bằng cách
người ta sử dụng nó. Huyền thoại về người phụ nữ là một sự xa xỉ. Nó chỉ
có thể xuất hiện nếu người đàn ông thoát ra khỏi sự thúc bách trước mắt
của nhu cầu. Quan hệ càng được thiết lập cụ thể bao nhiêu thì càng ít được
lý tưởng hoá bấy nhiêu. Trong những sự ràng buộc của lao động và nghèo
đói, người nông phu ở Ai Cập cổ đại, người nông dân Bédouin
, người
thợ thủ công thời Trung đại, người công nhân hiện đại, có quan hệ được
xác định rất rõ rệt với người vợ nên không thể khoác cho vợ một cái vỏ bọc
lành hay dữ. Chỉ có những thời kỳ mà những giai cấp có điều kiện mơ
mộng mới dựng lên những bức tượng “trắng” và “đen” về nữ tính. Nhưng
sự xa xỉ cũng có một phần bổ ích: mọi giấc mơ đều do quyền lợi chỉ đạo
một cách khẩn thiết.
Dĩ nhiên phần lớn huyền thoại đều có gốc rễ trong thái độ bột phát của
con người đối với chính cuộc sống của mình và đối với thế giới xung
quanh. Nhưng vượt qua kinh nghiệm để vươn tới khái niệm siêu nghiệm, là
hành vi kiên quyết của xã hội gia trưởng nhằm mục đích tự biện minh cho
mình. Qua huyền thoại, xã hội ấy áp đặt cho cá nhân luật lệ và tập tục của
nó một cách bóng bảy và hữu hình; và yêu cầu tập thể len lỏi vào mỗi ý
thức dưới một hình thức huyền thoại. Qua vai trò trung gian của tôn giáo,