những bà nữ hoàng trong truyện Cổ tích sinh hạ một bé gái hay một bé trai
kháu khỉnh sau khi ăn một trái cây, một con cá), và về sau khiến một vài
phụ nữ đặt mối quan hệ giữa khái niệm mang thai và khái niệm tiêu hoá
Toàn bộ những vấn đề và những sự khám phá này thu hút một phần lớn
những sự chú ý và nuôi dưỡng trí tưởng tượng của bé gái. Tôi xin kể dưới
đây một trường hợp điển hình do Jung ghi nhận và có những nét tương tự
kỳ lạ với trường họp bé trai Hans mà Freud phân tích vào cùng một thời kỳ:
Vào khoảng lên ba, Anna bắt đầu hỏi bố mẹ về nguồn gốc trẻ sơ sinh.
Sau khi nghe nói đó là “những thiên thần nhỏ”, lúc đầu hình như nó tưởng
tượng là khi chết, người ta lên trời và đầu thai lại dưới dạng trẻ sơ sinh.
Năm lên bốn, nó có một em trai. Trước đó, hình như nó không chú ý tới
hiện tượng mẹ nó mang thai, nhưng khi thấy mẹ nằm sau lúc sinh nở, nó
nhìn mẹ với vẻ khó chịu và ngờ vực, và cuối cùng hỏi mẹ:
“Mẹ sắp chết phải không?”
Nó được gửi tới ở với bà nội ít lâu. Hôm nó trở về, có một cô bảo mẫu
ngồi cạnh giường; lúc đầu, nó ghét cô ta rồi chơi trò làm người trông nom
người bệnh. Nó ganh tỵ với thằng em: nó cười khẩy, làm mình làm mẩy,
không vâng lời và doạ sẽ đến nhà bà. Nó thường lên án mẹ đã không nói
thật, nghi ngờ mẹ nói dối về sự ra đời của trẻ em. Mơ hồ cảm thấy một sự
khác nhau giữa “có” một đứa con với tư cách cô bảo mẫu hay với tư cách
người mẹ, nó hỏi mẹ:
“Con có sẽ trở thành một người phụ nữ như mẹ không?”
Nó có thói quen to tiếng gọi bố mẹ trong đêm; và vì người ta nói nhiều
xung quanh mình về nạn động đất ở messine
, nó lấy cái đó làm duyên cớ
những nỗi sợ hãi của mình, và không ngớt đặt câu hỏi về vấn đề ấy. Một
hôm, nó đột ngột hỏi:
“Vì sao Sophie trẻ hơn con? Fritz ở đâu trước khi ra đời? Trước đó nó
có ở trên trời hay không? Nó làm cái gì trên đó? Vì sao bảy giờ nó mới từ
trên đó xuống?”
Rốt cuộc mẹ nó giải thích là em nó mọc trong bụng mình như cây cối
mọc trong đất. Anna tỏ vẻ hoan hỉ. Rồi hỏi tiếp: “Thế nó ra một mình hả