cảm với những sự tiếp xúc, những mùi, vị trước kia vốn để nó thờ ơ. Trong
đầu óc nó diễn ra những hình ảnh kỳ cục. Nó tự nhận ra mình một cách khó
khăn trong gương soi; tự cảm thấy mình “buồn cười” thấy sự vật cũng có
vẻ “buồn cười”; Đây là cô bé Emily được miêu tả trong cuốn tiểu thuyết
Cơn lốc trên đảo Jamaïque:
“Emily ngồi ngâm mình trong nước cho tới bụng, Hàng trăm con cá nhỏ
dùng những cái mõm kỳ cục của chúng cù vào mỗi mẩu thịt da của nó, có
thể nói như những nụ hôn lướt qua vô nghĩa. Thời gian qua, cô bé không
muốn ai đụng vào người nó, nhưng như thế này thì thật khủng khiếp. Nó
không chịu nổi nữa, bước ra khỏi mặt nước và bận lại quần áo.
Ngay đến cô bé Tessa điềm tĩnh, nhân vật của Margaret Kennedy
cũng
trải qua sự xúc động kỳ lạ ấy:
Bỗng nhiên nó cảm thấy khổ sở một cách khác thường. Đôi mắt đăm
đăm nhìn bóng tối trong hành lang bị ánh trăng tràn qua cánh cửa để mở,
cắt làm hai. Nó không chịu nổi nữa, đứng bật dậy, thảng thốt kêu lên; Ôi!
tôi căm thù toàn bộ thế giới này biết chừng nào!” Rồi khiếp hãi và phẫn nộ,
chạy trốn vào núi, bị đuổi theo bởi một dự cảm buồn bã như thể tràn ngập
cả ngôi nhà vắng lặng. Vừa khập khà khập khiễng trên con đường nhỏ, nó
vừa lầm bầm như thể cho chính bản thân mình nghe: “Ta muốn chết, ta
không thiết sống nữa!”.
Nó biết nó không nghĩ theo lời mình nói, nó không hề mảy may muốn
chết. Nhưng những lời nói dữ dội như thể thoả mãn nó...
Còn Carson Mac Cullers
thì miêu tả tỉ mỉ những khoảnh khắc day dứt
này.
Mùa hè là thời kỳ Frankie cảm thấy chán nản và mệt mỏi vì mình là
Frankie.
Nó tự căm ghét mình, trở nên một con bé lang thang và vô tích sự lảng
vảng trong nhà bếp: bẩn thỉu và đói ăn, khốn kh ổ và buồn bã. Hơn nữa nó
lại là một kẻ phạm tội... Mùa xuân vừa qua là một mùa kỳ cục kéo dài lê
thê. Sự vật bắt đầu thay đổi và Frankie không hiểu sự đổi thay ấy... Trong