CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM DUY VẬT LỊCH SỬ
Lý thuyết của chủ nghĩa duy vật lịch sử soi sáng những chân lý rất quan
trọng. Nhân loại không phải là một loài động vật; đó là một thực thể lịch
sử. Xã hội loài người không phải là một hiện tượng phản tự nhiên, không
chịu đựng thu động sự hiện diện của tự nhiên, mà sử dụng tự nhiên vào
mục đích của mình. Sự sử dụng này không phải là một thao tác nội tại và
chủ quan: nó được thực hiện một cách khách quan trong thực tiễn. Chẳng
hạn, không thể xem đơn thuần phụ nữ là một cơ thể hữu tính: trong các dữ
kiện sinh học, chỉ những dữ kiện nào xác định giá trị cụ thể cho hành động
mới có vị trí quan trọng; không phải chỉ có bản năng giới tính của phụ nữ
xác định ý thức của họ đối với bản thân mình:ý thức ấy phản ánh một vị trí
tuỳ thuộc vào cơ cấu kinh tế xã hội, cơ cấu này thể hiện trình độ tiến bộ kỹ
thuật của nhân loại.
Về mặt sinh học, hai nét chủ yếu đặc trưng cho phụ nữ là: ảnh hưởng của
phụ nữ đối với thế giới không rộng lớn bằng của nam giới; nó phụ thuộc
chặt chẽ hơn vào loài. Nhưng những sự kiện ấy có một giá trị hoàn toàn
khác nhau tuỳ theo bối cảnh kinh tế và xã hội. Vào thời kỳ cần vung lên
những chiếc chuỳ to nặng để đánh bại dã thú, sức yếu về thể lực của phụ nữ
tạo nên một sự thua kém hiển nhiên. Nhưng trái lại, kỹ thuật có thể xoá bỏ
sự khác biệt về cơ bắp giữa đàn ông và đàn bà: sự dồi dào chỉ tạo nên ưu
thế khi có nhu cầu: có dư thừa, không hay hơn có vừa đủ. Chẳng hạn, việc
sử dụng nhiều máy móc hiện đại chỉ đòi hỏi một phần các nguồn lực nam
giới: nếu mức tối thiểu cần thiết không cao hơn năng lực của phụ nữ, thì
trong lao động,phụ nữ trở nên bình đẳng với đàn ông. Thực tế ngày nay,
người ta có thể điều khiển khả năng phát ra những năng lượng vô cùng to
lớn bằng cách bấm một cái nút. Còn những ràng buộc của sinh đẻ thì rất
khác nhau tuỳ theo tập tục: chúng hết sức nặng nề nếu người phụ nữ bị
buộc phải sinh đẻ nhiều và phải nuôi dưỡng con cái, mà không được giúp
đỡ. Nhưng nếu sinh đẻ tuỳ ý mình và được xã hội trợ giúp trong lúc mang