GIỚI NỮ - TẬP 1 - Trang 43

lệ trong gia đình trói buộc mình: ách áp bức của xã hội người đó phải chịu,
là hệ quả của ách áp bức về kinh tế. Chỉ có thể có bình đẳng khi cả hai giới
có quyền bình đẳng về pháp luật; nhưng sự giải phóng này đòi hỏi toàn bộ
nữ giới tham gia công nghiệp công cộng. “Phụ nữ chỉ được giải phóng khi
có thể tham gia sản xuất, trong một phạm vi xã hội rộng lớn, và chỉ còn bị
công việc gia đình đòi hỏi trong một phạm vi hết sức nhỏ bé. Và tình hình
này chỉ có thể có được trong nền đại công nghiệp hiện đại chẳng những đòi
hỏi lao động nữ trên một quy mô rộng lớn, mà còn nhất thiết đòi hỏi lao
động ấy...”

Như thế số phận phụ nữ và số phận chủ nghĩa xã hội gắn bó khăng khít

với nhau như chúng ta cũng thấy trong công trình đồ sộ của Bebel

[20]

viết về

phụ nữ. “Người phụ nữ và người vô sản, ông nói, cả hai đều là những
người bị áp bức.” Giải phóng cả hai phải là quá trình phát triển kinh tế từ
sự đảo lộn do việc sử dụng máy móc gây nên. Vấn đề người phụ nữ, chung
quy lại, là vấn đề năng lực lao động của họ. Có quyền lực trong thời kỳ kỹ
thuật thích ứng với năng lực của họ, bị “hạ bệ” khi không thể khai thác
chúng được nữa, họ trở nên bình đẳng với đàn ông trong thế giới hiện đại.
Chính sự phản kháng của chế độ phụ quyền tư bản chủ nghĩa cản trở ở
nhiều nước sự thực hiện cụ thể quyền bình đẳng ấy: nó sẽ thành sự thật khi
những sự phản kháng ấy bị đập tan.

Tuy sự tổng hợp do Engels phác hoạ đánh dấu một sự tiến bộ so với

những công trình tổng hợp chúng ta đã xem xét ở những phần trên, nó vẫn
làm chúng tôi thất vọng: những vấn đề quan trọng nhất bị bỏ qua. Cái trục
của toàn bộ lịch sử, là sự chuyển từ chế độ cộng đồng sang chế độ tư hữu
tài sản: tuyệt đối người ta không cho chúng ta biết nó được thực hiện như
thế nào; bản thân Engels cũng thú nhận “cho tới nay, chúng ta không hề
biết gì về tình hình ấy

[21]

”; chẳng những ông không biết chi tiết về lịch sử sự

kiện ấy, mà cũng không gợi ý một cách lý giải nào. Và cũng không có gì rõ
ràng là quyền tư hữu tất yếu kéo theo sự lệ thuộc của phụ nữ. Chủ nghĩa
duy vật lịch sử, cho là tất yếu những sự kiện đáng lý ra là phải giải thích:
nó đặt ra mà không thảo luận mối ràng buộc quyền lợi, gắn bó con người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.