GIỚI NỮ - TẬP 1 - Trang 45

người đối với đồng loại hoàn toàn là một quan hệ hữu nghị thì không thể
nói tới bất kỳ một kiểu nô dịch nào: hiện tượng này là hệ quả của “chủ
nghĩa đế quốc” trong ý thức con người, thứ chủ nghĩa tìm cách đi theo sau
một cách khách quan “chủ quyền” của nó. Giả sử không có trong ý thức
người đàn ông cái phạm trù khởi thuỷ “người Khác”, và ý muốn khởi thuỷ
thống trị “người Khác” ấy, thì sự phát hiện ra công cụ đồng thau không thể
kéo theo việc áp bức phụ nữ.

Engels cũng không phản ánh tính chất đặc biệt của sự áp bức ấy. Ông tìm

cách biến sự đối kháng về giống thành một cuộc xung đột giai cấp: vả lại,
ông đã làm điều đó mà không mấy tin tưởng: luận đề của ông khó có thể
bảo vệ được. Quả là phân công lao động theo giống và ách áp bức nảy sinh
từ đó, gợi lên sự phân chia giai cấp ở một vài điểm; nhưng không thể lẫn
lộn chúng với nhau: trong phân chia giai cấp, không có một cơ sở sinh học
nào. Trong lao động, người nô lệ có ý thức tự thân chống lại chủ nô; giai
cấp vô sản luôn luôn cảm thấy thân phận của mình trong cuộc phản loạn,
qua đấy, trở về cái chủ yếu và tạo nên một mối đe doạ đối với những kẻ bóc
lột họ. Và mục đích của họ là sự tiêu vong với tư cách giai cấp.

Vị trí của người phụ nữ thì khác, đặc biệt vì tính chất cộng đồng về đời

sống và về quyền lợi khiến họ có quan hệ liên đới với người đàn ông: trong
con người họ, không có một ý muốn cách mạng nào, họ không thể tự thủ
tiêu mình với tư cách giới: họ chỉ đòi hỏi thủ tiêu một số hệ quả của sự
phân biệt về giống. Điều còn nghiêm trọng hơn, là không thể không có dã
tâm khi chỉ xem phụ nữ như một người lao động. Chức năng sinh đẻ cũng
quan trọng như năng lực sản xuất của họ, trong nền kinh tế của xã hội cũng
như trong đời sống cá nhân. Có những thời kỳ sinh con đẻ cái còn có ích
hơn là cầm cày. Engels bỏ qua vấn đề này và chỉ tuyên bố là cộng đồng xã
hội chủ nghĩa sẽ thủ tiêu gia đình: đó là một giải pháp hết sức trừu tượng.
Chúng ta biết là Liên Xô đã thường phải thay đổi, và thay đổi triệt để chính
sách gia đình tuỳ theo sự cân bằng khác nhau giữa nhu cầu trực tiếp của sản
xuất và nhu cầu phục hồi dân số; vả lại, thủ tiêu gia đình không nhất thiết là
giải phóng phụ nữ: Tấm gương Sparte

[22]

và chế độ phát xít Đức chứng minh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.