GIỚI NỮ - TẬP 1 - Trang 82

hệ trong tôn giáo hay thơ ca dẫn tới sự giải phóng phụ nữ: họ “lấn được
chút đất” vào cuối thời kỳ phong kiến là do những nguyên nhân hoàn toàn
khác. Khi vương quyền tối thượng bị áp đặt đối với các chư hầu thụ phong
(feudataire), thì vị lãnh chúa mất đi một phần lớn quyền: đặc biệt, người ta
bãi bỏ dần đối với ông ta quyền quyết định hôn nhân của nữ phiên hầu,
đồng thời tước bỏ của người giám hộ phong kiến quyền hưởng thụ tài sản
của người được giám hộ, thủ tiêu những quyền lợi gắn liền với chế độ giám
hộ; và khi dịch vụ của thái ấp chỉ còn là một khoản thuê bằng tiền mặt, thì
bản thân chế độ giám hộ cũng bị thủ tiêu. Phụ nữ không có khả năng thực
hiện chế độ quân dịch; nhưng cũng như đàn ông, có thể làm nghĩa vụ tiền
tệ. Thái ấp lúc đó không còn là một di sản đơn thuần nữa và không còn lý
do gì để hai giới nam, nữ không được đối xử bình đẳng như nhau. Trên
thực tế, ở Đức, Thụy Sĩ, Italia, phụ nữ vẫn phải chịu một chế độ giám hộ
vĩnh viễn. Nhưng ở Pháp, người ta chấp nhận cái gọi là “một cô gái có giá
trị như một người đàn ông”. Theo truyền thống German, giám hộ của phụ
nữ là một người bênh vực quyền lợi của họ; khi không cần người bênh vực
nữa, thì họ không yêu cầu có giám hộ. Dù độc thân hay goá bụa, họ có tất
cả các quyền của đàn ông; với tư cách nữ giới, họ không còn ở tình trạng
vô quyền lực trước pháp luật nữa. Quyền tư hữu bảo đảm chủ quyền của
phụ nữ: là chủ sở hữu một thái ấp, họ quản lý thái ấp ấy, điều đó có nghĩa là
họ xử kiện, ký kết hiệp định, tuyên bố luật pháp; thậm chí giữ một vai trò
quân sự, chỉ huy quân đội, tham gia chiến trận. Trước Jeanne d’Arc, đã
từng có phụ nữ là binh sĩ.

Tuy nhiên, trong lúc biết bao yếu tố liên kết với nhau chống lại quyền

độc lập của phụ nữ, thì trái lại, không bao giờ chúng cùng bị thủ tiêu ngay
một lúc: sự yếu đuối về thể lực không gây tác động nữa, nhưng sự phụ
thuộc của phụ nữ vẫn “có ích” cho xã hội trong trường hợp họ lấy chồng.
Bởi vậy, quyền lực của người chồng vẫn tồn tại sau khi chế độ phong kiến
bị thủ tiêu. Một nghịch lý được khẳng định và đến nay vẫn tiếp tục tồn tại:
người phụ nữ sáp nhập trọn vẹn nhất vào xã hội, lại là người được hưởng ít
quyền lợi nhất. Trong nền phong kiến dân sự, hôn nhân vẫn giữ nguyên
gương mặt như trong chế độ phong kiến quân sự: chồng vẫn là người giám

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.