GIỚI NỮ - TẬP 1 - Trang 9

túy không được biện giải. Sinh học xác nhận sự phân chia thành giống,
nhưng dù có thấm nhuần mục đích luận, nó vẫn không thể suy đoán sự
phân chia ấy từ cấu trúc tế bào, cũng như từ quy luật sinh sản tế bào hay từ
bất kỳ một hiện tượng sơ giản nào khác.

Sự tồn tại các giao tử (gamète) không đồng nhất, không đủ để xác định

hai giống riêng biệt; tình hình thực tế thường xảy ra là sự phân hoá các tế
bào sinh sản không dẫn tới sự phân chia loài thành hai típ: cả hai tế bào ấy
có thể thuộc về một cá thể duy nhất. Đó là trường hợp các loài lưỡng tính
(hermaphrodite) thường xảy ra ở thực vật, và cũng bắt gặp ở nhiều loài vật
lớp dưới, trong đó có loài giun đốt và loài nhuyễn thể. Ở đây, sự sinh sản
được thực hiện, hoặc bằng thụ tinh tự hoa (autofecondation), hoặc bằng thụ
tinh dị hoa (fecondation croisée). Cả về điểm này, một số nhà sinh học cũng
có khuynh hướng thừa nhận trật tự đã an bài. Họ cho hiện tượng phân tính
(gonochorisme) tức là hệ thống trong đó các tuyến sinh dục khác nhau
thuộc về những cá thể khác nhau là một quá trình hoàn thiện của hiện
tượng lưỡng tính (hermaphroditisme) được thực hiện theo con đường tiến
hoá; nhưng trái lại, những người khác cho hiện tượng phân tính mang tính
chất nguyên thuỷ: hiện tượng lưỡng tính chỉ là một hình thức thoái hoá của
hiện tượng phân tính. Dù sao, các khái niệm về tính trội của một số hệ
thống này đối với một hệ thống khác, về phương diện tiến hoá, vẫn là
những lý thuyết rất có thể bàn cãi. Chỉ có thể khẳng định một cách chắc
chắn là cả hai phương thức sinh sản ấy song song tồn tại trong tự nhiên, là
chúng đảm bảo sự tiếp nối giữa các loài; và cũng hoàn toàn như tính không
đồng nhất của các giao tử, tính không đồng nhất của các tuyến sinh dục
xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Vì vậy việc phân chia các cá thể thành con
đực, con cái là một sự kiện ngẫu nhiên và không thể biến đổi.

Phần lớn các nhà triết học thừa nhận sự phân chia ấy nhưng không tìm

cách giải thích. Chúng ta biết câu chuyện truyền kỳ của Platon

[1]

: lúc đầu có

đàn ông, đàn bà và cá thể lưỡng tính; mỗi cá thể có hai mặt, bốn cánh tay,
bốn cẳng chân và hai thân mình dính vào nhau; một hôm, họ bị tách làm
đôi “như kiểu người ta tách quả trứng” và từ đây, mỗi nửa tìm cách gặp lại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.