một lời chú thích trong Tư bản luận, Marx kể:
“Ông E...; nhà sản xuất, cho tôi biết ông chỉ sử dụng phụ nữ đứng máy
dệt, dành ưu tiên cho phụ nữ có gia đình và, trong số họ, cho những người
có con cái phải chăm sóc ở nhà, vì họ tỏ ra chú ý và dễ bảo hơn những
người độc thân; họ phải làm việc cho tới kiệt sức để có thể đủ nuôi sống gia
đình. Thế là Marx nói thêm những phẩm chất đích thực của người phụ nữ
bị xuyên tạc và gây thiệt hại cho họ, và mọi yếu tố tinh thần tinh tế thuộc
bản chất họ trở thành những phương tiện nô dịch và làm họ đau khổ”.
Tóm tắt Tư bản luận, G.Derville
viết: “Dù là con vật để trưng diện hay
con vật để kéo xe, thì ngày nay, người đàn bà hầu như chỉ hoàn toàn là như
thế. Được đàn ông chu cấp khi không lao động, họ vẫn tiếp tục được đàn
ông chu cấp khi họ phải lao động đến chết người”.
Tình trạng nữ công nhân thảm hại tới mức Sismondi
, Blanqui
yêu
cầu cấm phụ nữ không được vào các xưởng thợ. Có một phần lý do là lúc
đầu phụ nữ không biết tự bảo vệ mình và tổ chức thành lập nghiệp đoàn.
Các “hiệp hội” Phụ nữ tiến triển cực kỳ chậm chạp, như các con số dưới
đây chứng minh:
Năm 1905, có 69.405 phụ nữ trên tổng số 781.392 hội viên nghiệp đoàn;
Năm 1908, có 88.906 phụ nữ trên tổng số 957.120 hội viên nghiệp đoàn;
Năm 1912, có 092.336 phụ nữ trên tổng số 1.064.413 hội viên nghiệp đoàn;
Năm 1920, có 239.016 nữ công nhân và nữ viên chức tham gia nghiệp
đoàn trên 1.580.967 người lao động; và trong số nữ lao động nông nghiệp,
chỉ có 36.193 người tham gia nghiệp đoàn trên 1.083.957, tức tất cả là
292.000 phụ nữ tham gia nghiệp đoàn trên tổng số 3.076.585 người lao
động, hội viên nghiệp đoàn. Chính vì truyền thống nhẫn nhục và phục tùng,
vì thiếu tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể, họ vẫn phải chịu tình trạng bị
giải giáp trước những khả năng mới mở ra trước mắt mình.
Kết quả là lao động nữ chỉ được đặt thành quy tắc một cách chậm rãi và
muộn mằn. Phải chờ tới 1874, luật pháp mới can thiệp, và mặc dù những
chiến dịch phát động dưới thời Đế chế, chỉ có hai điều khoản liên quan tới
phụ nữ: Một, cấm nữ vị thành niên lao động đêm, và buộc người ta phải