18
như những phần trên đã nói - mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
không giống nhau giữa hai giới nam, nữ về mặt tình dục: trong lúc làm
nhiệm vụ đặc trưng của người chồng v| người sinh sản, đ|n ông t m thấy
khoái cảm một cách chắc chắn. Trái lại, ở phụ nữ, thông thường, có sự
phân ly giữa chức năng sinh dục và khoái lạc. Bởi vậy, thực ra, hôn nhân
tiêu diệt chứ không phải mang lại giá trị đạo đức học cho đời sống tình dục
của phụ nữ. Sự tước đoạt về mặt tình dục ấy đối với phụ nữ được đ|n ông
kiên quyết chấp nhận. Họ dựa trên một chủ nghĩa tự nhiên lạc quan chủ
nghĩa để thừa nhận một cách d dàng những nỗi đau đớn của phụ nữ, cho
đó l| phần dành riêng cho nữ giới. Thậm chí những nỗi đau đớn của thời
kỳ mang thai - cái giá nặng nề người phụ nữ phải trả để đổi lấy một chút
khoái lạc ngắn ngủi và không chắc chắn - đã từng là đề tài của không ít
những lời đùa cợt. “Năm ph t khoái lạc, chín tháng nhọc nhằn...c{i đó v|o
d hơn ra”. Sự tương phản này thường l|m người ta thích thú. Tuy nhiên,
trong thế kỷ XIX, quan niệm của giai cấp tư sản có ít nhiều thay đổi. Họ
hăng h{i t m c{ch bênh vực và duy trì hôn nhân. Mặt khác, những tiến bộ
của chủ nghĩa c{ nh}n không cho phép bóp nghẹt một cách d dàng những
đòi hỏi của nữ giới. Saint - Simon, Fourier, George Sand và tất cả các nhà
văn lãng mạn sôi nổi tuyên bố quyền được hưởng tình yêu. Vấn đề đặt ra
là hoà nhập vào hôn nhân những tình cảm riêng tư cho tới lúc bây giờ bị
lặng lẽ loại trừ ra khỏi hôn nh}n. V| l c đó người ta sáng tạo ra cái khái
niệm nhập nhằng “tình yêu vợ chồng”, kết quả “kỳ diệu” của hôn nhân
môn đăng hộ đối truyền thống. Balzac nêu lên những quan niệm của giai
cấp tư sản thủ cựu với tất cả những sự phi lý của nó. Ông thừa nhận về
nguyên tắc, hôn nhân và tình yêu không hề có gì dính dáng tới nhau
nhưng kịch liệt phản đối việc đồng hoá một thể chế đ{ng tôn trọng với một
sự mua b{n đơn thuần coi phụ nữ là một thứ đồ vật: về mặt chính trị, dân
sự v| đạo lý, có thể xem hôn nh}n như một đạo luật, như một khế ước, như
một thể chế...Vì vậy hôn nhân phải được mọi người tôn trọng...Số đông