253
mù quáng, họ đ{nh mất cái khuôn khổ tự do l c đầu từng tạo nên sức cám
dỗ của mình. Chàng tìm kiếm ở nàng hình ảnh m nh, nhưng nếu tìm thấy
nó qu{ trung th|nh th đ}m ch{n.
Một trong những nỗi bất hạnh của cô gái si tình là ở chỗ chính tình yêu
của nàng làm cho mình “biến dạng” và thủ tiêu mình: nàng chỉ còn là
người nô lệ, là con hầu, là tấm gương soi quá ngoan ngoãn, là cái tiếng
vang quá trung thành. Khi hiểu ra điều đó, nỗi hoang mang càng làm nàng
mất hết giá trị, mất hết mọi sức cám dỗ, trong nước mắt, trong những lời
đòi hỏi, những trò làm mình làm mẩy. Một con người tồn tại là ở chỗ
những gì do m nh l|m. Nhưng để tồn tại, n|ng đã dựa vào một ý thức bên
ngoài và không muốn làm gì hết. Julie de Lespinasse viết: “Tôi chỉ biết
yêu”. Tôi, tôi chỉ l| t nh yêu, tiêu đề ấy của một cuốn tiểu thuyết l| phương
châm của cô gái si tình. Nàng chỉ là tình yêu, và khi tình yêu không còn đối
tượng, thì nó không còn là gì nữa hết.
Một cô gái si mê khôn ngoan - nhưng hai từ này phản đối l n nhau - cố
gắng làm chuyển đổi niềm say mê của người yêu th|nh t nh thương mến,
tình bạn, thói quen; hoặc tìm cách trói chặt chàng bằng những sợi dây
vững chắc: một đứa con, một cuộc hôn nhân. Nguyện vọng hôn nhân này
ám ảnh rất nhiều mối quan hệ đó l| nguyện vọng an toàn. Cô gái khôn
khéo lợi dụng tinh cao quý của mối tình non trẻ để bảo đảm tương lai;
nhưng nếu đầu cơ nó, th không còn xứng đ{ng với danh hiệu cô gái si tình
nữa. Vì cô g{i si mê l| người ước mơ một cách cuồng nhiệt lung lạc ý chí tự
do của người tình, chứ không phải thủ tiêu nó. Và vì vậy, trừ trường hợp
rất hiếm thấy là sự ràng buộc tự nguyện kéo dài suốt cả một đời người,
tình yêu - tôn giáo bao giờ c ng d n tới tai họa. Một sự đoạn tuyệt có thể
để lại dấu ấn sâu sắc ở một người đ|n ông; nhưng rốt cuộc, anh ta phải lo
đảm bảo cuộc sống đ|n ông của mình. Còn người phụ nữ bị bỏ rơi th
không còn là gì nữa hết, không có gì nữa hết. Nếu hỏi nàng: “Trước kia, cô