298
Auih thời đại nữ ho|ng Victoria. Nhưng, như Virginia Woolf đã từng nhận
xét, Jane Austen, ba chị em Bronte
132
, George Eliot đã phải tiêu phí biết bao
năng lượng để tự giải thoát khỏi những sự ràng buộc bên ngoài, tới mức họ
hụt hơi khi bước tới giai đoạn xuất phát của những nh| văn nam có tầm cỡ.
Họ không còn sức lực để hưởng thụ thắng lợi và phá tan xiềng xích. Chẳng
hạn, chúng ta không tìm thấy ở họ cái chất trào phúng, cái ung dung hay
sự ch}n th|nh tĩnh lặng của một Stendhal. Họ c ng không có sự phong
phú về kinh nghiệm của một Dostoievski hay một Tolstoi. Ngày nay, phụ
nữ tự khẳng định mình có phần d d|ng hơn, nhưng v n chưa ho|n to|n
khắc phục nổi thiên kiên cố hữu nhốt chặt họ trong nữ tính của mình. Sự
sáng suốt, chẳng hạn, là một sự chinh phục mà họ tự hào một cách chính
đ{ng, nhưng khiến họ thỏa mãn quá sớm. Sự thật là phụ nữ truyền thông
là một ý thức bị phỉnh phờ và một công cụ lừa phỉnh. Họ tìm cách tự giấu
giếm sự phụ thuộc của mình - v| đó l| một cách chấp nhận sự phụ thuộc
ấy - Tố c{o nó, c ng đã là một sự giải phóng. Chống lại những sự sỉ nhục,
sự hổ thẹn, th{i độ khuyển nho (cynisme) là một sự tự vệ, là phác họa một
sự thăng hoa (assomption). Trong lúc tỏ ra sáng suốt, c{c nh| văn nữ đã
phục vụ hết sức có hiệu quá quyền lợi của nữ giới; nhưng họ qu{ chăm ch
phục vụ quyền lợi ấy nên không thể có đối với v trụ một th{i độ vô tư để
mở ra những đường chân trời rộng lớn nhất - tuy nói chung họ không nhận
ra điều đó. - Sau khi vén lên những tấm màn ảo ảnh và dối trá, họ nghĩ như
thế l| đã h|nh động đủ. Nhưng sự d ng cảm tiêu cực ấy v n để người ta
trước một ẩn số, vì bản thân chân lý là khúc mắc, là vực thẳm, là bí quyết:
sau khi chỉ ra sự hiện diện của nó, cần quan niệm về nó, tái tạo nó. Không
bị lừa phỉnh là tốt, nhưng chính mọi cái bắt đầu từ đó. Người phụ nữ dùng
hết d ng khí của m nh để xua tan ảo ảnh, và dừng lại, kinh hãi, trước
ngưỡng cửa hiện thực, vậy, có những tác phẩm tự thuật của phụ nữ chân
thật và hấp d n; nhưng không một tác phẩm nào có thể sánh nổi cuốn Tự
132
Ba chị em ruột, nh| thơ v| nh| tiểu thuyết Anh (thế kỷ XIX).