GIỚI NỮ - TẬP 2 - Trang 310

310

cái khổ khi người ta l| đ|n bà là ở chỗ không hiểu rằng đó l| một nỗi khổ”.

Đã từ l}u, người ta cố tình ngụy trang nỗi khổ ấy. Người ta đã bỏ, chẳng

hạn, chế độ giám hộ (tutelle), người ta cung cấp cho phụ nữ những “người

bảo hộ” (protecteur), và nếu những người này có quyền hạn của những

người giám hộ thuở trước l| để bảo đảm quyền lợi cho phụ nữ. Chúng ta
đã thấy người ta che giấu những công việc đơn điệu phụ nữ phải gánh vác

dưới những bức màn thi vị như thế n|o. Đổi lấy quyền tự do của họ, người

ta biếu họ những báu vật dối trá của “nữ tính” của họ. Balzac đã khéo miêu

tả }m mưu này khi khuyên đ|n ông coi họ là nô lệ trong lúc thuyết phục

họ rằng họ là bà hoàng. Một cách ít trơ trẽn hơn, nhiều người đ|n ông ra

sức tự thuyết phục mình rằng phụ nữ thực sự được ưu đãi.

Ngày nay, có những nhà xã hội học Mỹ giảng dạy một cách nghiêm túc

lý thuyết “low-class gain” tức là lý thuyết về “lợi nhuận của những đẳng
cấp lớp dưới”. Ph{p, ngươi ta c ng thường tuyên bố - tuy một cách ít

khoa học hơn - là công nhân có cái may mắn không bắt buộc phải “đại

diện”, và càng may mắn là những kẻ lang thang có thể ăn mặc r{ch rưới và

ngủ trên hè phố. Tựa những người nghèo khổ vô tư vui vẻ ngồi bắt chấy

rận, tựa những người Da đen vui vẻ cười dưới những làn roi da, và những

người Arập tươi cười ở Bắc Phi chôn những đứa con chết đói với nụ cười
trên môi, phụ nữ được hưởng c{i đặc quyền vô song này: sự vô trách

nhiệm. Không vất vả, không nhiệm vụ, không lo âu, rõ ràng là họ được

nhận phần tốt nhất. Điều khiến, người ta bối rối là với một thói đồi bại
ngoan cố - chắc hẳn gắn liền với nguyên tội (péché originel) - qua các thế

kỷ và ở mọi xứ sở, những người được phần tốt nhất không ngớt thét lên

với ân nhân của mình: “Nhiều quá rồi! Tôi xin bằng lòng với cái phần của
các ông!” Nhưng c{c nh| tư bản hào phóng, các ngài thực dân tốt bụng,

những người đ|n ông đường bệ v n khăng khăng c{c người cứ giữ lấy

phần tốt nhất, giữ lấy!” Sự thật l| đ|n ông gặp ở người bạn đời của mình

nhiều th{i độ đồng lõa hơn l| kẻ áp bức thường tìm thấy ở người bị áp bức;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.