37
Bachelard nhận xét rất đ ng. Dù l| nơi trốn tr{nh, nơi ẩn dật, l| hang động
hay cái bụng, nó v n che chở chống lại những sự uy hiếp từ bên ngoài:
chính tính bên ngoài (extériorité) này trở nên phi-hiện thực. Nhất là buổi
tối, khi cánh cửa khép lại, người phụ nữ cảm thấy mình là bà chúa. Ánh
sáng chói chang buổi trưa l|m n|ng khó chịu. Ban đêm, nàng không còn bị
tước đoạt nữa vì nàng thủ tiêu những gì mình không sở hữu. Nàng thấy
lấp lánh dưới t|n đèn một thứ ánh sáng của riêng mình và chỉ độc tôn soi
sáng ngôi nhà mình. Ngoài ra không tồn tại cái gì khác. Một văn bản của
V.Woolf chỉ rõ hiện thực tập trung trong ngôi nhà, trong lúc không gian
bên ngoài tiêu tan.
Giờ đ}y, cửa kính gạt đêm tối ra một bên, và thay vì tạo nên một cái nhìn
chính xác đối với thế giới bên ngoài, lại “gồng” lên một cách kỳ lạ tới mức
trật trự, sự ổn định, đất liền hình như được thiết lập trong ngôi nhà; trái lại,
ở ngoài, chỉ còn một chút tia sáng trong đó sự vật trở nên chất lỏng, run rẩy
và biến mất.
Nhờ nhung lụa, gốm sứ bao quanh mình, người phụ nữ có thể phần nào
thỏa mãn thứ nhục cảm mà thông thường cuộc sống tình dục không khoả
lấp nổi. N|ng c ng t m thấy trong khung cảnh ấy một biểu hiện của nhân
c{ch m nh chính n|ng đã chọn lựa, tìm tòi, “moi” ra những thứ đồ đạc và
đồ vật trang trí này, sắp đặt chúng theo một óc thẩm mỹ trong đó thế cân
xứng thường giữ một vị trí quan trọng.
Chúng chiếu rọi lại hình ảnh riêng biệt của nàng trong lúc chỉ rõ chuẩn
mực sống của nàng về mặt xã hội. Vì vậy, đối với nàng, ngôi nhà là cái
phần mình được dành trên tr{i đất, là biểu hiện giá trị xã hội của mình và
là chân lý sâu xa nhất về chính mình. Vì không làm gì hết, nàng háo hức tự
tìm kiếm mình trong những gì mình có. Phụ nữ thực hiện quyền chiếm
hữu “tổ ấm” của mình bằng công việc nội trợ. Vì vậy, dù có người giúp
việc, họ v n muốn tự tay làm lấy; ít nhất c ng bằng cách trông nom, kiểm