39
động phủ nhận, cần loại trừ mọi nguyên nhân xấu. Theo Bachelard, đó l|
ước mơ chủ yếu của người nội trợ ước mơ một sự sạch sẽ tích cực, tức là
sự sạch sẽ chống lại sự bẩn thỉu.
Vì vậy, công việc nội trợ có khi có sức cuốn hút của một trò chơi cô bé
g{i thích l|m cho b{t đĩa bằng bạc óng {nh, thích đ{nh bóng c{i tay nắm ở
cửa. Nhưng muốn có những niềm vui lành mạnh, phụ nữ phải bỏ công sức
chăm sóc một nội thất mà mình lấy làm tự hào; nếu không, không bao giờ
họ biết niềm vui ngắm nghía, phần thưởng duy nhất đối với sự nỗ lực của
mình.
Một phóng viên Mỹ từng sống nhiều tháng cùng với những “người Da
trắng tội nghiệp” ở miền nam Hoa Kỳ, miêu tả sờ phận thống thiết của một
phụ nữ suốt ng|y lam l , cố hết sức mình làm cho túp nhà ổ chuột có thể ở
được, nhưng uổng công vô ích. Bà sống với chồng và bảy đứa con trong
một túp lều bằng ván, tường đầy bồ hóng, lúc nhúc những rệp. Bà tìm cách
“làm cho nhà trở nên đẹp đẽ”. Trong phòng chính, lò sưởi quét một lớp hồ
vôi xanh nhạt, một chiếc bàn và mấy bức tranh treo trên tường gợi lên một
thứ bàn thờ. Nhưng t p lều ổ chuột v n là túp lều ổ chuột, v| b| G., nước
mắt lưng tròng, than thở: “Ôi! Tôi thù ghét căn nh| n|y biết chừng nào! Tôi
thấy không thể l|m g trên đời n|y để làm cho nó trở nên đẹp được!” Như
thế đó, vô số phụ nữ chỉ biết có một nỗi nhọc nhằn trở đi trở lại một cách
vô tận và không hề được bù đắp, trong một cuộc chiến đấu không bao giờ
có thắng lợi. Và cả trong những trường hợp thuận lợi nhất, thắng lợi ấy
c ng không bao giờ vĩnh vi n. Ít có công việc có thể so sánh với cực hình
của Sisyphe
15
như công việc của người nội trợ: ngày lại ngày, phải rửa bát
đĩa, lau chùi đồ gỗ, vá mạng quần áo, những thứ ngày mai lại bị bẩn, bị bụi
bặm, bị r{ch. Người nội trợ mòn mỏi đi trong lúc gi m chân tại chỗ; họ
không làm gì hết; họ chỉ kéo dài hiện tại; họ. không có cảm giác giành được
15