40
một cái Thiện cụ thể, mà chỉ đấu tranh một cách vô tận chống lại cái Ác,
một cuộc đấu tranh lặp đi lặp lại hàng ngày. Chúng ta biết chuyện người
hầu phòng buồn bã không muốn đ{nh giày của chủ. “Để làm gì? - hắn bảo
- mai lại phải đ{nh lại thôi mà”. Nhiều thiếu nữ không đủ nh n nhục c ng
chán nản như vậy. Tôi nhớ lại bài luận của một nữ sinh mười sáu tuổi mở
đầu như sau “Hôm nay là ngày tổng vệ sinh. Tôi nghe tiếng máy hút bụi
mẹ đưa đi đưa lại trong phòng khách. Tôi muốn bỏ trốn. Tôi tự thề nguyền
với mình là sau này, trong nhà mình, không bao giờ có ngày tổng vệ sinh,”
Trẻ em hình dung tương lai như một sự leo lên vô tận tới không biết một
tuyệt đỉnh nào. Bỗng nhiên, trong gian bếp, nơi b| mẹ đang rửa b{t đĩa, cô
thiếu nữ hiểu đã từng nhiều năm, mỗi buổi chiều, vào cùng một giờ ấy, đôi
b|n tay đã trụng vào chậu nước có mỡ, chùi rửa đồ sứ với chiếc giẻ lau xù
xì. Và cho tới khi chết, đôi b|n tay ấy v n phải, làm những công việc chán
ngán ấy. Ăn, ngủ, chùi rửa..., năm th{ng không còn thăng thiên nữa, chúng
trải ra, ý nguyên và xám xịt trên chiếc khăn b|n nằm ngang. Mỗi một ngày
lại lặp lại y nguyên ngày hôm trước. Một hiện tại vĩnh vi n vô ích và vô
vọng!
Trong một truyện ngắn nhan đề Bụi (La poussière), một nh| văn nữ
miêu tả một cách tinh tế cái vô bổ buồn bã của một hoạt động khăng khăng
muốn chống lại thời gian:
Ngày hôm sau, khi đưa chiếc chổi lông xuống dưới Divan, nàng lôi ra một thứ
lúc đầu nàng ngỡ là một cục bông bỏ lâu ngày hay một chiếc lông chim to tướng.
Nhưng chỉ là một núm bụi thường đọng lại trên những chiếc tủ cao quên không
quét hay phía sau đồ đạc, giữa tường và lớp gỗ. Nàng bâng khuâng trước cái chất
kỳ cục này. Họ đã sống trong căn phòng từ tám. đến mười tuần lẻ, và mặc dù sự
xăng xái của Juliette, một lớp bại vẫn có cơ hội đọng lại, phình ra và ẩn náu trong
bóng tối giống như những con vật xám xịt từng làm nàng khiếp hãi lúc còn bé.
Một chút tro bụi mong manh cũng đủ noi lên sự lười nhác, một sự bắt đầu bỏ mặc;