42
Nhưng phụ nữ không được giao nhiệm vụ xây dựng một thế giới tốt đẹp
hơn. Ngôi nh|, căn phòng, quần áo bẩn là những thứ cố định: họ chỉ có thể
loại trừ một cách vô tận những yếu tố xấu len lỏi vào trong đó; tấn công
bụi bặm, vết nhơ, bùn đất, cáu ghét; chiến đấu chống tội lỗi, chống Satan.
Song quả là một thân phận đ{ng buồn khi phải đẩy lùi không biết mệt mỏi
một kẻ thù, chứ không phải hướng về những mục tiêu tích cực. Người nội
trợ thưòng chịu đựng thân phận ấy trong sự cuồng nộ. Bachelard dùng đến
từ “độc ác” khi nói về họ. Từ n|y c ng xuất hiện dưới ngòi bút các nhà
phân tâm học. Người ta c ng thường nói tới c{c b| trưởng giả tỉnh lẻ đi
những đôi găng trắng v|o để xem có còn trên đồ đạc một chút bụi bặm mắt
thường không trông thấy nữa không. Ít có phụ nữ, từ tuổi thanh xuân,
chọn một thói tật buồn bã đến thế. Những người thiết tha yêu cuộc sống
c|ng tr{nh xa. Nh| văn Colette nói về nhân vật Sido
16
.
Bà lanh lợi và hiếu động, chứ không phải là một bà nội trợ chăm ch t. B|
thích sạch sẽ, gọn gàng, có khó tính, nhưng không hề là một kẻ kỳ cục và
cô độc tính đếm từng chiếc khăn mặt, từng miếng đường, từng cái chai lọ.
Cầm miếng nỉ ở tay và theo dõi cô hầu gái vừa lau chùi cửa kính một cách
chậm rãi vừa cười với người bên cạnh, bà thốt lên những tiếng kêu giận dữ,
sốt ruột mong chờ tự do. “Khi lau chùi cẩn thận, lâu la những chiếc chén
Trung Quốc-bà nói-tôi cảm thấy m nh gi| đi.” Bà làm xong công việc một
các trung thực. Thế rồi, nhảy qua mấy bậc tam cấp trước thềm v| bước vào
khu vườn. Ngay lập tức, thái độ cáu gắt và buồn phiền tan biến.
Rơi v|o t nh trạng cáu gắt, buồn phiền ấy là những phụ nữ lãnh dục hay
không được thỏa mãn, những cô gái lỡ thì, những bà vợ thất vọng, những
người bị ông chồng độc đo{n dồn vào một cuộc sống cô độc và trống rỗng.
Tôi có biết một bà già, sáng sớm dậy l c năm giờ để xem xét c{c ngăn tủ và
sắp xếp lại đồ đạc trong đó. H nh như l c tuổi hai mươi, bà là một cô gái
16
Trong cuốn tiểu thuyết cùng tên.