45
đ{nh trứng, khi nhào bột-hay bằng ma thuật của ngọn lửa, họ làm biến đổi
các chất liệu: vật chất trở thành thức ăn. Colette, miêu tả sự kỳ diệu của
những “thuật giả kim” ấy:
Tất cả là huyền bí, là ma thuật, phù phép, tất cả những gì di n ra từ thời
điểm đặt lên ngọn lửa chiếc xoong, chiếc ấm, chiếc nồi và những gì trong
đó, đến thời điểm đầy một thứ lo }u êm đềm, một thoáng hy vọng khoan
kho{i khi đặt lên mặt b|n đĩa thức ăn nghi ngút khói...
Các nhà văn nữ đặc biệt ca ngợi cái thi vị của các món mứt: cả một công
tr nh vĩ đại khi kết hợp trong chậu đồng chất đường rắn và tinh khiết với
nạc trái cây. Sủi bọt, nhơn nhớt, nóng bỏng, cái chất đang h nh th|nh thật
nguy hiểm: một thứ dung nham đang sôi sục bị bà nội trợ chinh phục và
một cách kiêu hãnh cho chảy vào lọ. Khi cho lọ vào bao bì và ghi ngày
tháng thắng lợi của mình, chính là họ đã chiến thắng thời gian, nhốt chặt
cuộc sống vào chai lọ. Công việc bếp nước không chỉ thâm nhập và phát
hiện tính chất sâu kín các chất liệu, m| đổi mới chúng, tái tạo chúng. Trong
tác phẩm Trái đất và những ước mơ của ý chí (La Terre et les rêveries de la
volonté), Bachelard cho rằng: “C ng như {nh mắt, bàn tay có ước mơ v|
chất thơ của nó”. Và ông nói tới cái “mềm mại của sự tr|n đầy, cái mềm
mại l|m đầy bàn tay, được phản chiếu một cách vô tận từ vật chất sang bàn
tay và từ bàn tay sang vật chất”. Bàn tay của người phụ nữ làm bếp nhào
bột là một “bàn tay sung sướng” và việc nướng chín bánh lại mang tới cho
chất bột một giá trị mới. Thế là “việc nấu chín là một sự chuyển hoá vật
chất to lớn, một sự chuyển hoá từ màu nhọt nhạt sang màu vàng óng, từ
chất bột sang bánh”. Người phụ nữ có thể tìm thấy một niềm vui đặc biệt
khi làm thành công chiếc bánh ngọt, khi bột bánh nở phồng: không phải ai
c ng có thể l|m như thế, vì phải có năng khiếu. Michelet viết: