47
họ phải t m c{ch đưa v|o trong đó nét riêng biệt của mình và cho các kết
quá m nh thu được một giá trị tuyệt đối. Họ có nghi thức, có những sự mê
tín của mình, coi trọng cách mình đặt b{t đĩa lên b|n ăn, c{ch sắp đặt salon,
cách mạng vá quần áo, cách làm một món ăn; đinh ninh không một ai ở vị
trí của mình có thể thành công như m nh khi quay một món thịt hay đ{nh
bóng một đồ vật bằng đồng. Một nữ văn sĩ Mỹ miêu tả với một vẻ h|i hước
xót xa nỗi hoang mang của một thiếu phụ đinh ninh m nh phải đưa v|o tổ
ấm một nét riêng của m nh nhưng không biết xoay xở ra sao.
Bà Ernest Weldon tha thẩn trong studio ngăn nắp, muốn đưa vào trong đó một
chút dấu ấn của người phụ nữ. Ý nghĩ ấy thật đẹp đẽ và hấp dẫn. Trước khi kết
hôn, bà hình dung mình sẽ dạo chơi êm đềm trong ngôi nhà mới, thay đổi một đoá
hồng ở chỗ này, uốn thẳng lên một bông hoa khác ở chỗ kia, và biến một ngôi nhà
thành một “tổ ấm”. Ngay cả lúc này, sau bảy năm kết hôn, bà vẫn muốn hình
dung m nh đang làm cái công việc dễ thương ấy. Nhưng dù mỗi tối, bà cố hết sức
mình một cách cần mẫn, Ernest Weldon vẫn băn khoăn và chút t hoang mang
không biết làm thế nào để thực hiện với phần còn lại của thế giới...Tạo nên một
chút dấu ấn của phụ nữ, là vai trò cửa người vợ. Và bà Weldon không phải là
người đàn bà trốn tránh trách nhiệm. Với một vẻ thiếu tin tưởng đến tội nghiệp,
bà mò mẩm trên mặt lò sưởi, nâng một cái lọ nhỏ Nhật Bản lên và đứng tại chỗ,
chiếc lọ trên tay, quan sát căn phòng với một ánh mắt thất vọng...Rồi lùi lại ngắm
và nhìn những sự đổi mới của mình. Thật không tin nổi chút đổi thay con con bà
mang tới cho căn phòng.
Trong việc đi t m kiếm cái độc đ{o hay một sự thay đổi nào, phụ nữ lãng
phí mất thì giờ và sức lực, và do vậy, lao động của họ mang tính chất một
“nhiệm vụ tỉ mỉ và lộn xộn, không phanh hãm và c ng không giới hạn”
như Chardone đã nói; nó khiến cho việc đ{nh gi{ gánh nặng công việc nội
trợ cực kỳ khó khăn.