50
hoà nhập vào những cuộc sống vươn tới xã hội trong sản xuất hay trong
h|nh động. Không hề giải phóng phụ nữ, nó khiến họ phải tuỳ thuộc và
chồng, vào con. Cuộc sống của họ chỉ có ý nghĩa qua chồng, con; trong
cuộc đời cua chồng con, họ chỉ là một vai trò trung gian không chủ yếu.
Luật pháp dù có xoá bỏ “sự vâng lời” trong c{c nghĩa vụ của họ c ng
chẳng hề l|m thay đổi hoàn cảnh phụ nữ; hoàn cảnh này không dựa trên ý
muốn của hai vợ chồng, mà trên bản th}n cơ cấu của cộng đồng chồng vợ.
Dù được tôn trọng tới đ}u, phụ nữ v n là phụ thuộc, là thứ yếu, là ký sinh.
Cái tai hại ghê gớm đè nặng lên vai họ, là ở chỗ ngay ý nghĩa cuộc sống của
m nh c ng không nằm trong tay mình. Vì vậy những thành bại trong đời
sống gia đ nh có nhiều trọng lượng đối với họ hơn l| đối với đ|n ông đ|n
ông là một công dân, một người sản xuất trước khi là một người chồng;
còn phụ nữ th trước hết, và nhất là tuyệt đối, là một người vợ; lao động
củạ họ không giải thoát họ khỏi thân phận của mình; trái lại, lao động ấy
có giá trị hay không là do thân phận này quyết định. Nếu l| người yêu
đương, tận tụy và khoan dung, họ sẽ làm nhiệm vụ trong niềm vui; nhưng
nhiệm vụ sẽ là những công việc khổ sai tẻ nhạt nếu phải làm trong hận thù.
Chúng bao giờ c ng chỉ giữ một vai trò thứ yếu trong số phận của họ;
trong c{c bước thăng trầm của đời sống gia đ nh, chúng không giúp ích gì
được. Vì vậy, cần xem xét sự tồn tại cụ thể của thân phận người phụ nữ, cái
thân phận được x{c định chủ yếu qua “dịch vụ” trên chiếc giường ngủ và
“dịch vụ” nội trợ, v| trong đó phụ nữ chỉ tìm thấy giá trị của mình bằng
cách chấp nhận vị trí “chư hầu”.
Từ tuổi thơ sang tuổi thanh xuân, cô thiếu nữ phải trải qua một cuộc
khủng hoảng; và một cuộc khủng hoảng dữ dội hơn “ném” cô gái vào
trong cuộc sống người lớn. Cùng với những sự rối loạn thường d dàng
xảy ra ở phụ nữ vì phải làm quen có phần đột ngột với bản năng giới tính,
là những nỗi kinh hoàng gắn liền với mọi trạng thái “chuyền” từ một hoàn
cảnh nay sang một hoàn cảnh khác.