GIỮA CƠN LỐC - Trang 140

37.

H

ạnh trở lại Sài Gòn lần này với một bí danh mới: Năm Trang. Bốn

năm ở rừng, muỗi a-nô-phen đã chê chị nên nước da vẫn không có dấu tích
của bệnh sốt rét, đôi má vẫn có những gân máu nhỏ li ti, nụ cười thường
kín đáo, phản chiếu lên đôi mắt.

Chị vẫn giữ chiếc áo bà ba mầu lá khô và chiếc quần lãnh đen nhưng

đôi dép râu chị đã để lại tặng cho một người bạn và nhận quyết định về
“nằm vùng” Sài Gòn với một đôi dép nhựt quai trắng và giờ đây đã được
thay bằng một đôi guốc Đakao.

Hạnh thuê một căn gác rộng có cầu thang riêng, một căn gác gạch,

trần đúc bê tông nền lát gạch bông hẳn hoi nhưng vẫn tối, vẫn ẩm, vì nó ở
thụt trong hẻm, lại là một con hẻm hẹp đổ thoải thoải xuống dòng kinh.

Hữu đến căn gác này khi trời chỉ còn một chút nắng hanh trên đầu bức

tường của căn nhà trước mặt. Những ngày giữa tháng ba khi không có trận
mưa giông nào, không khí thường oi nồng. Rất may, cái gác vượt cao lên
khỏi những mái tôn thấp hai bên. Ba cái cửa sổ mở ra khoảng không, hai
cái hướng về dòng kinh đón được một ít gió mát.

Hạnh nói:
- Cái hôm anh gởi cuộn băng vô thì tôi lại đi công tác. Lúc về nghe nói

cứ tiếc hoài.

- Tôi còn giữ một bản. Trước khi gởi vào tôi có sang thêm hai bản

nhưng giờ thì lại không có đây.

- Bữa nào tôi phải mượn anh, nghe lại. Vụ đó xảy ra vào lúc nào?
- Đầu năm 1975. Buổi sáng ngày 1 tháng 1, một buổi thánh lễ cầu hòa

bình ở nhà thờ X. Lực lượng sinh viên học sinh có hơn bốn trăm, hôm đó
có rất nhiều tổ chức quần chúng. Chủ trương của ta là mạnh dạn liên minh
với các tổ chức khác miễn là có cùng “khẩu hiệu”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.