các ngài đã chiến đấu chống lại chúng tôi. — y nói giọng dễ dãi, tuy ánh
mắt vẫn lạnh lùng không hề thay đổi.
— Ngài muốn nói về những phiền toái nào kia ? Tôi hoàn toàn không
hiểu ý ngài.
— Như tôi vừa nói, chúng tôi có dịp làm quen với hoàn cảnh riêng
của tất cả các ngài.
— Vậy thì càng tốt.
— Chưa hẳn thế, ngài phải công nhận là thời gian đầu ngài đã ở trong
quân đội Xô viết, sau đó ngài chạy sang quân đội Đức. Như vậy có nghĩa là
ngài tự nguyện chống lại chúng tôi, chứ không phải bị ép buộc.
— Tôi nguyên là người Đức.
— Nhưng ngài là công dân Nga. Vì thế chúng tôi có thể dựa vào hiệp
ước đã ký với các nước đồng minh mà đối xử với ngài
— Tôi không rõ thực chất của bản hiệp ước đó.
— Vậy thì ngài nghe đây. Theo tinh thần của bản hiệp ước ký với Nga
xô, tất cả những người rời nước Nga từ trước năm 1939 được coi là những
người lưu vong. Còn những người qua biên giới sau đó được coi như di cư
và phải trả số người ấy lại cho nước họ không tùy thuộc vào nguyện vọng.
— Nhưng tôi là người Đức, như vậy thì...
— Điều ấy không có nghĩa gì cả, thực chất ngài là 1 công dân Nga-
Xô. Nhưng tôi nghĩ rằng triển vọng trở về nước Nga không làm cho ngài
hào hứng lắm. Bởi tòa án binh Nga ngay mùa thu năm 1941, — y nhìn