bàn con cứ bàn với bác. Con nói đúng đấy. Ông con ta chỉ còn có cái bụng
mà cái bụng lại không ra gì nữa thì đúng là trâu ngựa thật đó thôi. Nhưng
thôi, để cho bác hỏi trước, có đứa nào nghe thì bác mang họa chứ không
phải con: người tối kia là người đằng mình phải không con? Đã lọt được
vào trong ấp rồi à, con?” Thì ra, trông thấy anh đêm trước và nín thinh, và
mong mỏi bồn chồn suốt từ ấy đến nay, không phải chỉ một mình em. Em
mừng quá, bấy giờ buộc nói: “Bác ơi, cách mạng đến rồi...”. Thế thôi đấy,
thế đấy. Em thắp đèn xong, trở về chỗ cũ, móc lên sợi dây thép gai trước
mặt thì một lúc sau, thằng em trai đứng bên phải em, đi canh thay cho chị
nó đẻ đấy, đến lượt nó làm tắt đèn và đến em xin lửa...
— Hôm nào tôi định đêm đến lại đến bên hàng rào ấp chiến lược xem cô
còn đấy không, y như hôm ấy, tôi lại được nhận lương ăn. “Hãy đợi!” Các
mâm cúng của cô có ý bảo như vậy. Có việc gì thế, khó khăn thế nào? Suy
nghĩ về những việc sẽ làm sắp tới không hết thì giờ. Muốn suy nghĩ dài
phải dựa trên những điều cụ thể. Tôi chỉ có thể nghĩ loanh quanh về việc cô
cho tôi giáp mặt và cô tìm cách đưa tôi vào ấp, cô nhẹ nhàng nhổ cái cọc tre
đóng hờ nào đó, hay tôi cải trang và cô bố trí cho tôi vào cổng giữa. Nằm
mãi trong hầm chán quá, những lúc không suy nghĩ gì, tôi mò ra, lại đi lang
thang trong làng, bắt đầu từ khu vườn tôi ở. Tôi đi bẻ những bắp ngô bị gió
xé, đem chất cẩn thận vào trong các hầm. Tôi đi gỡ các chum khoai khỏi
các cột kèo sụp đổ và mang đi cất giấu dưới mặt đất. Đồng bào bị “xúc” đi,
để các lương ăn ấy lại, như không thiết, không kịp lấy, là có ý giành lại cho
những người cán bộ chắc chắn thế nào cũng tới đây như tôi: còn những
người cán bộ tới được đây như tôi thì phải biết trân trọng của cải của bà con
lúc bấy giờ đã sa sút, bây giờ lại càng cơ cực lắm. Ở một ngày, ở hai ngày,
ở ba ngày, nơi ẩn náu dần dần thân thuộc. Tôi quét tước dọn dẹp, nhặt rác
bên trên mặt đất, thu xếp các nhà cho đỡ ngổn ngang. Trong những buổi tối
trời, tôi tẩn mẩn đi tưới cả những gốc chanh giờ sống chết nhờ trời, nắng
nhiều mưa ít nhiều nhánh đã cháy khô. “Giặc Mỹ chúng mày đi đến đâu
cây héo lá vàng đến đó. Chiến sĩ giải phóng chúng tao chân đặt đến đâu,
chỗ ấy sống lại”. Tôi hết sức thú vị khi thấy, do công chăm sóc kiêng nhẫn
của tôi, một cái chồi xanh non bỗng nhú ra trên cành cây vốn đã hấp hối