ý muốn của người đã khuất? Tôi khẽ khàng nâng đầu cháu Nhơn lên, bật ra
một tiếng dỗ dành: “Con!”.
Tôi khó khăn lắm mới thuyết phục được cháu Nhơn để tôi trở về nhà khách
một mình. Đêm nay tôi cần suy nghĩ. Trên đường về, có một lúc tôi toan
ghé lại đồn công an để nhờ các đồng chí cho thêm một ít điều hiểu biết về
hai mẹ con Hạnh Nhơn, nhưng tôi ghìm lại kịp. Vì nếu bà con xung quanh
phố Âm Hồn này mà thấy, không khéo lại gây nên sự hiểu nhầm vô ích.
Một người chồng, một người cha, mà lại đi hỏi người khác về vợ con mình,
đó là điều không ai hiểu làm sao cả, mà tôi phải giữ niềm bí mật của tôi, vì
tôi biết, ngoài danh tiết của hương hồn Hạnh Nhơ mà tôi kính trọng, nó có
liên quan đến tính mạng của cháu Hạnh Nhơn, con gái cô, mà cô phó thác
cho tôi.
Cháu có nói mạ chết ở Vân Dương năm 1968 khi đi đón bộ đội vào Huế:
tôi còn cần gì nữa? Người con gái, do hoàn cảnh, phải rồi vùng giải phóng,
trở về dưới mái nhà gia đình, trong cảnh bịt bùng o ép của giặc, vẫn có ý
thức xứng đáng với cuộc đời cũ trước kia: trong những năm qua, tôi đã lặng
lẽ tin ở Hạnh Nhơn, và tôi đúng. Mà nếu tôi không đúng, nếu Hạnh Nhơn
trở nên xấu, thì lời phó thác ấy có nghĩa là gì, và tôi, với tư cách là một
người anh, một người bạn, một con người, tôi có nhận không?
Hiếm thấy người con gái nào nói đến nỗi khổ của mình hồn nhiên như
Hạnh Nhơn. Chia tay ba xong, mạ con về Huế mới biết là có mang con. Ba
biết không, hai chục năm hơn — với mạ thì mười ba năm — nhưng mạ
ngồi trên bàn thờ đó là mạ cũng chờ ba với con đó, mạ chờ hung lắm — cò
thề nói mạ con con sống với cái hy vọng rồi gặp ba. Ngày nào mạ cũng xây
vô vách và nói như tụng kinh: “— Anh tốt lắm, anh về bày cho mạ con em
cách sống chứ mạ con em không biết.” — Địch nó tra mạ: vợ con ai? Mạ
trả lời hiên ngang: “— Vợ ông Trần Huy Lê”, không sợ chi hết. “— Khai là
vợ cán bộ ngoài Bắc, địch nó hành, khổ lắm, nhưng nó cũng chỉ hành một
lúc, còn bà con thì quí, con ạ.” Hạnh Nhơn bật lên cười: “— Em lợi dụng
anh đó, nhưng bằng cách đó, anh giúp mạ con em sống, không được răng?
Mạ lại tụng kinh với ba như rứa.”