Annamite, Tribune indigène, Courrier Saigonnais, Tribune Indochinoise,
Nông-cổ Mín-đàm, v.v...
Ông Trần-đình-Kiêng có một trưởng nữ là bà Trần-kim-Xuyến, bút
hiệu Mộng-hoa, đã trên 70 tuổi. Lúc xuân thời văn tài học luật không kém
bà Trần-Ngọc-Lầu ở Vĩnh-long và bà Sương-Nguyệt-Anh ở Bến-Tre là hai
bậc nữ-lưu đã nổi tiếng tài hoa, góp mặt với nam nhi trên trường văn trận
bút.
Đất Gò-công dường như là đất thuận-sanh lắm nữ tài tử. Ngoài vị mẫu-
hoàng Từ-Dũ được ghi danh thanh sử, những thế hệ tiếp nối theo sau ngoài
Phạm-Thị-Bạch-Vân nói ở đoạn sau trong mục nữ lưu thơ quán, cũng có
lắm chị em theo đòi văn nghiệp, nức tiếng một thời. Trong thế hệ trẻ sau
này nên kể tới hai người con gái ông Hội-đồng Nguyễn-đình-Trị là giáo sư
Nguyễn-thị-Châu và Nguyễn-thị-Kim tức nữ sĩ Manh Manh.
Cô Nguyễn-thị-Châu, người chị, đậu cử-nhân văn-chương, có bằng cấp
chuyên-môn sử-địa của Pháp, từng làm giáo-sư Gia-Long nữ học đường và
những trường nữ Trung-học trong nước. Dưới trào Thủ-tướng Trần-Văn-
Hữu có một dạo cô bị động-viên phục vụ ở Bộ Ngoại-giao Việt-Nam, vì
chánh-phủ cần đến tài thạo nhiều sinh-ngữ của cô. Nhưng cô giáo có tánh
khác hơn mọi người là không ưa chức quyền chánh-trị, cũng như người ta
nói cô không ưa lấy chồng vì thấy cô đến nay khá lớn tuổi vẫn sống độc
thân, mặc dầu với sắc tài như cô không thiếu người gấm ghé. Người ta nói
cô không ưa chức quyền, chánh-trị, vì nếu cứ đi theo ngành ngoại-giao cô
rất có nhiều hy-vọng được giao phó những chức-vụ quan trọng ở những cơ
sở đại-diện Việt-Nam ở ngoại-quốc. Nam-Phương Hoàng-hậu có lần yêu
cầu cô làm bí-thơ cho bà nhưng cô kiếm đủ lý-do để từ chối.
Cô chị, học giỏi hơn nhưng không mấy người nghe danh biết tiếng
bằng cô em, Nguyễn-thị-Kim học lực chỉ có Tú-tài nhưng danh tiếng nổi
như cồn dưới biệt hiệu Manh-Manh nữ sĩ.