nhựa, bìa các tông, khung xe, thùng, rồi lắp ghép, dựng, đóng và
dán tất cả lại thành một thứ nửa lều nửa chòi nơi các bức vách
ghép thành tác phẩm cắt dán ngẫu hứng sặc sỡ kiểu ổ chuột. Để
có chỗ nằm ngủ, bởi nền thường là đất bùn lầy hoặc đá sắc, họ
trải cỏ voi, lá chuối, lá cọ hay rơm xuống sàn nhà. Những khu
này, các sáng tạo papier-màchè
; Phi châu ấy quả thực là được
làm từ bất-kể-thứ-gì và chính chúng - chứ không phải La
Défence của Paris hay Manhattan - mới là sản phẩm tuyệt đỉnh
của sự sáng tạo, khéo léo và trí tưởng tượng loài người. Cả thành
phố được dựng lên không có lấy một viên gạch, một cọc sắt, một
mét vuông kính!
Như nhiều sản phẩm của những “biến cố” tự nhiên, các khu ổ
chuột thường cũng chẳng thọ lâu. Chỉ cần chúng quá bành
trướng hay chính quyền thành phố quyết định xây gì ở đó là đủ
để bị dẹp. Có lần tôi đã chứng kiến một cuộc giải tỏa như thế,
không xa hẻm phố của tôi. Khu nhà ổ chuột lan ra tận bờ đảo.
Chính phủ quân sự cho rằng điều đó là không thể được. Sáng
sớm, những chiếc xe tải chở cảnh sát đến. Đám đông tụ tập lại
ngay. Bấy giờ cảnh sát xông vào những căn nhà ổ chuột, đuổi
dân ra khỏi nhà. Tiếng kêu khóc dậy lên, mọi thứ náo loạn.
Những chiếc xe ủi đất tiến đến, đồ sộ, vàng chóe, hiệu
Caterpillar. Trong giây lát, từng đám bụi đất lớn tung lên cao:
các cỗ máy đang tiến lên, ủi đổ hết từ phố này sang phố khác và
để lại đằng sau mặt đất bị nghiền nát, trống trơn. Ngày hôm đó,
hẻm phố đầy chật người lánh nạn từ khu nhà bị phá bỏ. Chen
chúc, ồn ào và càng ngột ngạt hơn nữa.
Một hôm, tôi có khách. Đó là một người đàn ông trung niên
trong y phục Hồi giáo màu trắng. Ông tên là Suleiman, xuất
thân từ miền Bắc Nigeria. Ông từng làm việc cho anh người Ý
trong vị trí người gác đêm. Ông biết hẻm phố này và cả vùng lân
cận. Thái độ rụt rè, ông không muốn ngồi xuống trước mặt tôi.