GỖ MUN - Trang 17

hàng và nhìn thấy cái máy ảnh mới tôi phải mua ngay. Tôi làm
một cái máy chiếu cho lũ trẻ và buổi tối chiếu phim cho chúng
xem.

Anh có bốn đứa con, từ ba đến chín tuổi. Tất cả đều đi học,

đứa bé nhất cũng thế. Đây không phải là chuyện cá biệt, một
đứa trẻ ba tuổi lẫm chẫm trở thành học sinh. Nhất là khi nó
quậy phá, mẹ sẽ cho nó đi học để được yên thân.

Chính Ko Baako cũng đi học năm lên ba tuổi. Bố anh là giáo

viên và muốn canh chừng cậu con trai. Khi anh học hết cấp một,
ông gửi anh đến trường cấp hai ở Cape Coast. Anh trở thành
giáo viên, sau đó làm viên chức. Cuối năm 1947, Nkrumah tốt
nghiệp đại học từ Mỹ và Anh trở về Ghana. Baako lắng nghe
những điều con người này nói. Anh ta nói về độc lập. Khi đó
Baako viết bài báo “Lòng căm thù của tôi đối với chủ nghĩa thực
dân”. Anh bị đuổi việc. Anh có vết, không nơi nào muốn nhận,
lang thang vô công rồi nghề khắp thành phố. Một cuộc gặp nữa
với Nkrumah. Kwame giao cho anh chức tổng biên tập tờ Cape
Coast Daily Mail.

Ko hai mươi tuổi thì viết bài báo “Chúng tôi kêu gọi tự do” và

đi tù. Ngoài anh, người ta bắt cả Nkrumah và vài nhà hoạt động
khác. Họ ngồi tù mười ba tháng, cuối cùng được thả ra. Ngày
nay nhóm người này là chính phủ Ghana.

Bây giờ anh nói về các vấn đề chung:

- Chỉ có 30% người Ghana biết đọc biết viết. Chúng tôi muốn

xóa nạn mù chữ trong vòng mười lăm năm. Có nhiều khó khăn:
thiếu giáo viên, sách, trường học. Trường học có hai loại: trường
dòng và trường thuộc nhà nước. Nhưng tất cả đều nằm dưới sự
kiểm soát của chính phủ và chỉ có một chính sách giáo dục.
Ngoài ra: có năm nghìn sinh viên đang học ở nước ngoài. Với họ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.