triệu con bò diễu qua trước mắt nhà vua. Lễ diễu hành kéo dài
nhiều giờ đồng hồ. Bò làm những đám mây bụi tung lên và lơ
lửng rất lâu trên khắp vương quốc. Kích thước của những đám
mây này thể hiện sự giàu có của nhà vua, riêng nghi lễ này thì
được ca tụng trang trọng nhiều lần trong thi ca của người Tutsi.
- Tutsi ư? - tôi thường nghe thấy người ta nói ở Rwanda. Một
Tutsi thường ngồi bên bục cửa nhà mình và nhìn đàn bò gặm cỏ
trên sườn núi. Cảnh tượng ấy làm anh ta thấy hãnh diện và vui
sướng.
Các Tutsi không phải là mục đồng hay dân du cư, họ thậm chí
cũng không phải là những người chăn nuôi gia súc. Họ là chủ
đàn bò, là tầng lớp thống trị, là quý tộc.
Ngược lại, Hutu là tầng lớp nông dân lệ thuộc họ, đông đúc
hơn nhiều (ở Ấn Độ họ được gọi là Vaisya). Quan hệ giữa Tutsi
và Hutu là mối quan hệ phong kiến - Tutsi là lãnh chúa, Hutu là
nô lệ. Hutu là nông dân sống bằng nghề cày cấy, trồng trọt. Họ
nộp một phần thu hoạch cho chủ để đổi lấy sự bảo hộ và một
con bò chủ cho thuê (Tutsi độc quyền về bò, Hutu chỉ có thể
thuê bò của chủ mình). Tất cả đều giống trong chế độ phong
kiến: cũng là sự lệ thuộc, các tập quán và sự bóc lột như thế.
Dần dà, vào giữa thế kỷ XX, mối xung đột sâu sắc giữa hai
tầng lớp tăng lên. Vấn đề của xung đột là đất đai. Rwanda nhỏ,
toàn núi và dân cư rất đông đúc. Như thường thấy ở châu Phi, ở
Rwanda cũng dẫn đến đấu tranh giữa những người sống bằng
chăn nuôi gia súc và những người canh tác đất đai. Nhưng
thông thường, không gian châu lục rộng lớn đến mức một bên
có thể rời đến vùng đất chưa khai phá và tàn lửa chiến tranh lụi
tắt. Ở Rwanda, giải pháp này là bất khả: không có chỗ để rời đến,
để nhường bước. Trong khi đó, đàn bò mà các Tutsi sở hữu cứ
lớn lên và cần thêm ngày càng nhiều đồng cỏ. Chỉ có một cách