cũng như vì các loại bệnh chết người khác của miền nhiệt đới
nóng ẩm.
Vấn đề của châu Phi là sự bất hòa giữa con người và môi
trường, giữa không gian Phi châu mênh mông (hơn ba mươi
triệu ki lô mét vuông) và con người chân đất, cùng khổ, không
có khả năng tự vệ là cư dân của nó. Dù quay về hướng nào thì
nơi đâu cũng xa xôi, nơi đâu cũng vắng vẻ, hoang vu, bao la bát
ngát. Người ta đã phải đi hàng trăm, hàng nghìn cây số để gặp
những người khác (không thể nói là để gặp “người khác”, vì con
người đơn lẻ không thể sống sót trong các điều kiện ấy). Không
có bất cứ thông tin, kiến thức, phát minh khoa học, kinh
nghiệm của những người khác, của cải hay hàng hóa nào thâm
nhập, tìm được đường vào. Sự trao đổi như là một hình thức
tham gia vào văn hóa thế giới đã không tồn tại. Nếu nó xuất
hiện thì đó chỉ là một sự ngẫu nhiên, một sự kiện hiếm hoi,
ngoại lệ. Mà thiếu sự trao đổi thì không có tiến bộ.
Thường gặp nhất là các nhóm, bộ tộc, sắc dân sống cô lập,
mất hút, phân tán trên các vùng đất mênh mông, thù địch, bị
bệnh sốt rét, hạn hán, cái nóng và nạn đói đe dọa.
Mặt khác, việc sống và di chuyển trong các nhóm nhỏ cho
phép họ chạy trốn khỏi những nơi nguy hiểm, ví dụ các vùng bị
hạn hán hay dịch bệnh, và bằng cách ấy tồn tại. Các sắc dân này
dùng chính chiến thuật được các kỵ bịnh nhẹ sử dụng trên
chiến trường. Nguyên tắc của nó là sự linh hoạt, tránh đối đầu,
đi đường vòng và khôn khéo với các hiểm nguy. Điều này khiến
cho một người châu Phi truyền thống là con người luôn ở trên
đường. Ngay cả khi an cư trong một làng xóm, thì anh ta cũng
đang trên đường, vì cả làng thỉnh thoảng lại rời đi: khi thì nước
cạn hết, khi thì đất đai ngừng sinh sôi, khi khác là dịch bệnh
bùng phát, vậy là lên đường, để tìm kiếm sự cứu giúp, với hy