xuyên đi nghỉ mát ở Asmara đồng thời kết hợp giúp đỡ quân đội
Mengistu chiến đấu với quân du kích Eritrea.
Quân đội Ethiopia từng sử dụng rộng rãi bom na pan. Để tự
vệ, người Eritrea đào những chỗ núp bí mật, địa đạo và hầm trú
ẩn. Sau nhiều năm, họ đã xây dựng một đất nước thứ hai ngầm
dưới lòng đất, ngầm đúng nghĩa đen, một Eritrea kín, bí mật,
bất khả xâm phạm đối với người ngoài, nơi họ có thể di chuyển
từ chỗ này sang chỗ khác mà kẻ thù không nhìn thấy. Cuộc
chiến Eritrea - như chính người Eritrea luôn nhấn mạnh với
niềm tự hào - không phải là một cuộc chiến tranh du kích hay
cơn bão cướp bóc hủy diệt của các warlord. Trong đất nước
ngầm của mình, họ có trường học và bệnh viện, có tòa án và trại
trẻ mồ côi, có công xưởng và xưởng sửa vũ khí. Ở đất nước của
những người mù chữ, mỗi chiến binh đều phải biết đọc và biết
viết.
Điều từng là thành tựu và niềm tự hào của người Eritrea giờ
đây trở thành khó khăn và bi kịch của họ. Chiến tranh kết thúc
năm 1991, hai năm sau Eritrea trở thành quốc gia độc lập. Đất
nước bé nhỏ này, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới,
có đội quân một trăm nghìn thanh niên, học vấn tương đối tốt,
song giờ đây không biết dùng họ và việc gì. Eritrea không có
ngành công nghiệp nào, nông nghiệp trong tình trạng suy sụp,
các thành phố điêu tàn, đường sá bị phá hủy. Một trăm nghìn
người lính buổi sáng thức dậy và không có việc gì để làm, mà
quan trọng nhất: không có gì để ăn. Và không chỉ riêng những
người lính. Bởi các anh em bạn bè thường dân của họ cũng cùng
chung số phận. Chỉ cần đi dạo qua các đường phố Asmara vào
giờ ăn trưa là đủ thấy. Giới viên chức của các cơ quan còn ít ỏi
của một nhà nước non trẻ vội vàng đến các hàng ăn, quán bar
xung quanh để ăn chút gì đó. Nhưng hàng đám đông thanh niên
chẳng có nơi nào để đi: họ không đi làm và không một xu dính