GỖ MUN - Trang 37

Và còn điều này nữa: một cư dân châu Phi, vào giữa thế kỷ

XX, hoàn toàn không có nguồn thông tin nào ngoài những điều
người hàng xóm, trưởng làng hay viên quan thực dân nói với
anh ta. Bởi vậy anh ta chỉ biết về thế giới như những gì anh thấy
quanh mình hoặc nghe được từ người khác trong các cuộc tán
gẫu buổi tối bên đống lửa.

Chúng ta tưởng gặp lại các cựu chiến binh của Thế chiến thứ

hai, những người từ châu Âu trở về châu Phi, trong hàng ngũ
của các phong trào và đảng phái khác nhau đấu tranh cho độc
lập của quốc gia mình, số lượng các tổ chức này giờ đây lớn lên
nhanh chóng, chúng mọc lên như nấm sau mưa. Chúng có các
khuynh hướng khác nhau, chúng đặt ra cho mình những mục
tiêu khác nhau.

Người của các thuộc địa Pháp thoạt tiên đưa ra các yêu sách

hạn chế. Họ còn chưa nói đến tự do. Họ chỉ muốn tất cả mọi
người dân thuộc địa đều được vào quốc tịch Pháp. Paris bác bỏ
yêu sách này. Đúng, ai được đào tạo trong nền văn hóa Pháp, đạt
đến trình độ được gọi là évolué [đã tiến hóa], thì có thể trở thành
công dân Pháp. Nhưng những người như thế chỉ là ngoại lệ.

Người của các thuộc địa Anh cấp tiến hơn. Nguồn cảm hứng,

sự thôi thúc và cương lĩnh của họ là viễn cảnh táo bạo về tương
lai được vẽ ra bởi hậu duệ của các nô lệ, các trí thức Mỹ- Phi
trong nửa sau thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Họ xây dựng
học thuyết mà họ gọi là chủ nghĩa liên Phi. Các tác giả chính của
nó là: nhà hoạt động Alexander Crumwell, nhà văn W.E.B. Du
Bois và nhà báo Marcus Garvey (người thứ ba này là người
Jamaica). Họ khác nhau, nhưng thống nhất ở hai điểm: 1) rằng
tất cả người da đen trên thế giới - ở châu Mỹ và châu Phi - tạo
thành một chủng tộc, một văn hóa và họ cần tự hào về màu da
của mình; 2) rằng toàn châu Phi phải được độc lập và thống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.