GỖ MUN - Trang 85

Và đây là Edu cùng vài người anh em họ trong thị tộc. Họ

thuộc sắc dân Sango sinh sống sâu trong nội địa. Trước kia, họ
lao động ở quê, nhưng ruộng không cho hoa màu nữa, vậy là
mấy năm về trước, họ đến Dar es Salaam. Bước đầu tiên của họ:
tìm gặp người Sango. Hoặc tìm người của cộng đồng khác mà
người Sango có mối liên hệ thân thiện. Người châu Phi nắm rõ
toàn bộ địa lý của những mối quan hệ bạn và thù giữa các bộ tộc
- chúng cũng sống còn như những gì đang tồn tại ngày nay ở
vùng Balkan.

Lần theo các đầu mối, cuối cùng họ cũng đến được nhà người

đồng hương. Đó là khu Kariakoo, sơ đồ của nó được quy hoạch
tương đối - những con đường đất cát thẳng thớm, vuông góc.
Cấu trúc đơn điệu và giản lược: những căn nhà mà người ta gọi
stuahili house chiếm ưu thế, kiểu nhà Xô viết phổ biến - trong
một căn nhà một tầng có từ tám đến mười hai phòng, mỗi hộ ở
một phòng. Bếp chung, nhà vệ sinh và phòng giặt cũng chung.
Chật chội không thể tưởng tượng được, vì các gia đình ở đây đều
đông con, mỗi căn nhà là một cái nhà trẻ. Cả nhà ngủ dưới nền
đất trải chiếu cói mỏng.

Trước một căn nhà như thế, Edu và những người đồng hương

dừng lại, đứng cách xa một đoạn, rồi Edu gọi: “Hodi! Ở các khu
như thế này, hoặc là nhà hoàn toàn không có cửa, hoặc cửa luôn
mở, nên không được vào mà chưa xin phép, vì vậy từ xa người ta
đã gọi Hodi! Nó đồng nghĩa với câu hỏi “Tôi vào được không?”
Nếu có ai đó ở nhà, người đó sẽ đáp: “Karibu! nghĩa là “Mời vào”.
“Xin chào”. Và Edu bước vào.

Bây giờ bắt đầu những lời thăm hỏi tràng giang đại hải. Đồng

thời đây cũng là giai đoạn thăm dò. Cả hai bên đều cố gắng xác
định giữa họ là mối quan hệ họ hàng nào. Tập trung và nghiêm
túc, họ bước vào khu rừng phả hệ rối rắm của mỗi cộng đồng thị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.