GỖ MUN - Trang 99

Nhưng đồng thời châu Phi cũng quyến rũ, lôi cuốn bằng giấc

mơ chiến lợi phẩm dồi dào và những đồ cướp bóc nhiều vô kể.

Ai lên đường tiến vào bờ biển châu Phi, người đó đã tham gia

một cuộc chơi mạo hiểm nhất, cuộc chơi quyết định, sống còn:
vào nửa đầu thế kỷ XIX vẫn còn hơn một nửa người châu Âu
đến đây chết vì sốt rét, nhưng đồng thời nhiều người trong số
những kẻ sống sót đã trở về như chủ nhân của những gia tài bất
ngờ và kếch sù: những đồng vàng, ngà voi và trước hết là nô lệ
da đen.

Và ở đây, chính hàng tá đảo rải rác ven bờ biển lục địa đã trợ

giúp các thủy thủ, thương gia và đám kẻ cướp quốc tế.

Chúng trở thành các điểm thả neo, bến tàu, thương điếm.

Trước hết, chúng rất an toàn: chúng nằm đủ xa để người châu
Phi không thể bơi tới được trên những chiếc xuồng mộc ọp ẹp
đục từ thân cây, nhưng cũng đủ gần để thiết lập và duy trì giao
dịch với đất liền.

Vai trò của các hòn đảo này đặc biệt lớn mạnh trong thời kỳ

buôn bán nô lệ - nhiều đảo trong số chúng biến thành các trại
tập trung nơi nô lệ được đưa tới để chờ tàu chở họ sang châu Mỹ,
châu Âu và châu Á.

Việc buôn bán nô lệ kéo dài bốn trăm năm, bắt đầu từ giữa

thế kỷ XV, còn kết thúc khi nào? Chính thức - là vào nửa sau thế
kỷ XIX, nhưng cũng có các trường hợp muộn hơn, ví dụ ở Bắc
Nigeria, tới mãi tận năm 1936. Thương nghiệp này chiếm vị trí
trung tâm trong lịch sử châu Phi. Hàng triệu (người ta ước tính
khác nhau, từ 15 đến 30 triệu người) bị bắt và chuyên chở trong
các điều kiện kinh khủng qua Đại Tây Dương. Ước tính rằng
trong các chuyến đi ấy (kéo dài từ hai đến ba tháng) gần một
nửa số nô lệ đã chết vì đói, ngạt và khát, đôi khi cả tàu chết hết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.