Và mong mỏi một cái gì không thể
Tiếng cười chân thực nhất của chúng ta
Với nỗi đau tê tái;
Những bài ca ngọt ngào nhất của chúng ta là những bài ca về những suy
nghĩ u buồn nhất.
Quả thật nhà thơ dù có hạnh phúc đến đâu thì cũng không thể giống như
chim chiền chiện, quên hết mọi điều trước sau để hát lên niềm vui sướng
bằng tất cả tâm hồn. Thơ phương Tây thì khỏi phải bàn, còn thơ Trung Hoa
cũng có cách diễn đạt như là “vạn cổ sầu”. Cái sầu “vạn cổ” của thi nhân có
lẽ chỉ là một chút phiền muộn tan trong cốc rượu của người đời. Như vậy so
với người bình thường thì thi nhân phải chịu đựng nhiều hơn, vì thần kinh
của họ nhạy cảm hơn gấp mấy lần. Họ có những thú vui thanh cao vượt lên
trên dục vọng tầm thường, nhưng cũng có những nỗi buồn đau vô hạn. Vậy
thì phải là người suy tưởng mới có thể trở thành thi nhân.
Tôi đi qua một quãng đường bằng phẳng, bên phải là ngọn núi rậm rạp cây
bụi, bên trái là cánh đồng hoa cải mênh mông. Ðôi lúc chân tôi giẫm phải
hoa bồ công anh. Những cánh hoa hình răng cưa bay tản mác khắp nơi, chỉ
còn lại một cái lõi màu vàng ở giữa. Khi tôi quay nhìn lại, áy náy vì đã trót
giẫm chân trong lúc mải mê nhìn hoa cải, thì thấy nhụy hoa vàng vẫn còn
đó giữa đài hoa hình răng cưa. Ôi những bông hoa vô tư! Và tôi lại tiếp tục
dòng suy nghĩ.
Có lẽ với thi nhân thì nỗi buồn đã là cố hữu nhưng trong khoảnh khắc nghe
tiếng chim chiền chiện thì tâm hồn nhà thơ chẳng vướng chút muộn phiền.
Khi ngắm hoa cải cũng thấy lòng rộn ràng vui sướng. Với hoa bồ công anh
hay hoa anh đào cũng thế - tôi chợt nhận ra không biết từ lúc nào mình
không còn nhìn thấy hoa anh đào nữa. Khi lên miền núi hòa mình với cảnh