- Ừ, vẫn hót mỗi ngày. Ở đây thì mùa hè chúng cũng hót.
- Cháu thích nghe lắm. Vì chẳng được nghe bao giờ nên rất thích.
- Rất tiếc là hôm nay... vì lúc nãy trời mưa nên lũ chim trốn đâu mất cả rồi.
Ngay lúc ấy có tiếng nổ lốp bốp trong lò, rồi bất chợt lửa đỏ cháy bùng lên
thành ngọn cao gần nửa mét.
- Nào, anh đến sưởi đi. Chắc là lạnh lắm rồi. Bà cụ bảo. Tôi nhìn ra đầu hồi
thì thấy một cụm khói xanh bay lên rồi tan dần, để lại làn khói mỏng vương
vất dưới mái hiên.
- Ôi thích quá. Mình may mắn được sống lại rồi!
- May mà mưa cũng đã tạnh. Trên trời đã xuất hiện tảng đá Tengu[3] rồi kìa.
[3] Tengu là tên một con quái vật tưởng tượng trong văn hóa Nhật Bản,
có mặt đỏ, mũi dài, trên lưng có cánh và trên tay cầm một chiếc quạt.
Một góc của dãy núi trước mặt, hứng những cơn gió núi ghê người thổi thốc
qua bầu trời xuân âm u nặng trĩu, đã sáng bừng lên. Và ở hướng bà cụ chỉ,
tảng đá Tengu dựng đứng như một cây cột được đẽo gọt sơ sài.
Tôi nhìn tảng đá, rồi nhìn bà cụ, rồi lại nhìn cả hai để so sánh. Với tư cách
là một họa sĩ, tôi chỉ ghi nhớ hai gương mặt bà lão, đó là gương mặt bà cụ
trong vở Takasago và gương mặt phù thủy núi trong tranh vẽ của
Rosetsu[4]. Khi xem tranh của Rosetsu, tôi cảm thấy rợn người trước hình
ảnh toàn bích về một bà lão. Tôi cho rằng một hình ảnh như thế phải được
đặt vào giữa cảnh rừng lá đỏ mùa thu hay dưới ánh trăng lạnh lẽo. Ðến khi
xem vở kịch No của sân khấu Hosho, tôi mới ngạc nhiên nhận ra rằng ở một