GỐI ĐẦU LÊN CỎ - Trang 36

Sau đó tôi cũng đi nhiều nơi nhưng cho đến đêm vừa rồi mới trải nghiệm
cảm giác như lần ấy, khi ở lại quán trọ Nakoi.

Tôi nằm ngửa lúc đi ngủ, khi tình cờ mở mắt nhìn lên thì thấy ở phía trên
cửa trượt một bức thư pháp lồng trong chiếc khung sơn màu đỏ. Dù đang ở
tư thế nằm tôi cũng có thể đọc rõ dòng chữ: “Bóng trúc quét thềm, không
dấy bụi
”, và cũng thấy rõ tên Daitetsu ghi trên đó. Mặc dù không hiểu gì về
thư pháp nhưng tôi vốn rất thích chữ viết của hòa thượng Kosen thuộc phái
Obaku[4].

[4] Obaku là tên của một phái Thiền Nhật Bản, do Thiền sư Obaku sáng
lập, tách ra từ phái Thiền Lâm Tế.

Các vị sư như Ingen, Sokuhi, Mokuan mỗi người đều có nét tài hoa riêng,
nhưng chữ viết của Kosen là sắc sảo và điêu luyện nhất. Khi nhìn dòng chữ
này, từ nét bút cho đến cách viết, tôi cứ bị ám ảnh bởi cảm giác đó là chữ
của Kosen. Nhưng vì tên Daitetsu đã được ghi rõ ràng nên chắc là không
phải. Như vậy thì có lẽ phái Obaku còn có một nhà sư tên là Daitetsu.
Nhưng màu giấy thì vẫn còn rất mới. Chắc hẳn là bức chữ này mới được
viết trong thời gian gần đây.

Tôi trở mình nằm nghiêng. Và nhìn thấy bức tranh hạc của Jakuchu[5] treo
ở hốc tường[6]. Quan sát những tác phẩm nghệ thuật trong phòng bằng con
mắt nghề nghiệp, tôi công nhận bức tranh này là xuất sắc nhất ở đây. Tranh
hạc của Jakuchu nói chung là có nhiều sắc thái tinh tế. Nhưng đặc biệt ở
bức tranh này những con hạc với thân hình như quả trứng phủ lông mềm
mại, đứng mảnh khảnh trên một chân hiện lên qua nét vẽ phóng túng và dứt
khoát, ngay cả phần đầu nhọn của những chiếc mỏ dài cũng toát ra vẻ thanh
thoát tự nhiên. Kề bên hốc tường có một chiếc kệ và một chiếc tủ xếp nối
tiếp nhau. Tôi không biết có những gì bên trong chiếc tủ ấy.

[5] Ito Jakuchu (1716 - 1800) là một họa sĩ Nhật Bản thuộc trường phái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.