Kano, chuyên vẽ tranh sơn thủy, đặc biệt nổi tiếng với loại tranh hạc.
[6] Hốc tường là một vị trí được quy ước trong nhà ở Nhật Bản truyền
thống, là nơi trang trọng nhất của ngôi nhà, thường được trang trí bằng
một bức tranh hoặc thư pháp treo tường và một bình hoa đặt trên sàn nhà.
Rồi tôi chìm vào một giấc ngủ êm đềm. Và đi vào giấc mơ.
Nàng Nagara mặc áo kimono tay dài, cưỡi con ngựa trắng đi qua hẻm núi.
Ðột nhiên, hai anh chàng Sasada và Sasabe phóng ra, giằng kéo cô từ hai
phía. Cô gái bỗng nhiên biến thành nàng Ophelia, nằm trên cành liễu, vừa
trôi theo dòng sông vừa cất lên giọng hát mượt mà. Ðịnh cứu cô gái, tôi
cầm một cây sào dài chạy theo đến tận Mukojima. Cô gái không có vẻ gì là
đau khổ, vẫn tươi cười hát vang và trôi vô định trên dòng nước. Tôi vác cây
sào, ời ời gọi với theo.
Ðến đấy thì tôi tỉnh giấc. Phía dưới cánh tay đổ mồ hôi. Tôi biết mình vừa
trải qua một giấc mơ lạ lùng, cái phàm tục pha lẫn với sự thanh thoát. Ngày
xưa, Thiền sư So Daie có nói rằng, khi đã ngộ đạo rồi thì tâm ý sáng suốt
không có gì vướng bận, nhưng chỉ trong giấc mơ là vẫn còn xuất hiện dục
ý. Trong một thời gian dài tôi đã khổ sở vì suy ngẫm điều đó, mãi đến bây
giờ mới hiểu ra. Những người lấy nghệ thuật làm lẽ sống nếu không gặp
những giấc mơ đẹp thì không phát triển được. Nhưng một giấc mơ như thế
này thì chẳng đi vào hội họa hay thơ ca gì cả, tôi nghĩ thế và định ngủ tiếp
thì chợt nhận ra không biết từ lúc nào ánh trăng đã chiếu lên cửa trượt, in
bóng mấy cành cây nghiêng nghiêng. Một đêm mùa xuân thật là trong trẻo.
Hình như trong trạng thái mơ màng tôi nghe có tiếng ai đang khe khẽ hát.
Tôi lắng tai nghe, không hiểu là tiếng hát trong giấc mơ đi vào thế giới này,
hay là giọng hát từ cuộc đời thực đã len vào thế giới của mộng ảo xa xôi.
Ðúng là có ai đang hát thật. Một chất giọng trầm ấm và êm dịu, một chuỗi
âm thanh ngân nhẹ mơ hồ trong một đêm xuân mà người ta không nỡ ngủ.
Ðiều kỳ lạ là tôi không chỉ nghe được giai điệu mà còn nghe loáng thoáng