GỐI ĐẦU LÊN CỎ - Trang 86

tạo nên một tác phẩm chân thật hơn và đẹp tươi hơn. Nếu tác phẩm không
thể hiện được chủ trương ấy thì họ không dám nhận là sáng tác của mình.

Hai kiểu nghệ sĩ này có lẽ khác nhau ở vấn đề chủ quan, khách quan hay
mức độ nông sâu. Nhưng sự giống nhau là cả hai đều chờ đợi một sự kích
thích rõ ràng từ ngoại giới để có cảm hứng cầm cọ vẽ. Tuy nhiên, cái chủ đề
mà bây giờ tôi muốn vẽ ra không phải là sự vật rõ ràng như vậy. Dù tôi
đang theo đuổi những cảm giác vô cùng tận và nỗ lực để tìm ra những ngoại
vật tương ứng, nhưng khó mà tìm thấy bóng dáng đậm nhạt hay đường nét
lớn nhỏ thế nào, nói gì đến hình dạng vuông hay tròn, màu sắc xanh hay đỏ.
Cảm xúc của tôi không phải là cái gì đó đến từ bên ngoài. Mà dẫu có đến từ
bên ngoài đi nữa cũng không phải là một vật thể, hay một cảnh tượng nhất
định nằm trong tầm nhìn của tôi, nên không thể chỉ rõ ra một nguyên nhân
nào cụ thể. Ðơn giản chỉ là một trạng thái cảm xúc mà thôi. Vấn đề là làm
sao vẽ được cảm xúc này, hay làm thế nào tìm được một cái gì cụ thể để ký
thác cảm xúc, sao cho mọi người có thể cảm nhận được.

Nếu là loại tranh vẽ tầm thường thì thậm chí không cần cảm xúc, chỉ có sự
vật thôi cũng đủ. Loại thứ hai thì cần sự phối hợp của cảm xúc và khách
thể. Còn ở loại thứ ba thì chỉ có cảm xúc, nên cần phải lựa chọn đối tượng
phù hợp để thể hiện trạng thái của tâm hồn mới có thể đưa vào tranh được.
Tuy nhiên, đối tượng kiểu này không phải là dễ có. Mà dẫu có thì cũng
không nắm bắt được dễ dàng. Cũng có trường hợp đã nắm bắt được nhưng
lại thể hiện khác hoàn toàn so với đối tượng vốn có trong tự nhiên. Cho nên
người bình thường không thể xem đó là tranh vẽ. Vẽ tranh không đơn giản
là sự sao chép nhân vật, cảnh tượng như một phần của thế giới tự nhiên, mà
phải ít nhiều thể hiện được trạng thái tâm hồn trong khoảnh khắc thăng hoa
cảm xúc, lồng vào tâm trạng khó tả ấy những hình ảnh nhất định về sự sống
thì mới được xem là thực sự thành công. Không rõ từ trước đến giờ đã có
họa sĩ nào thành công trọn vẹn trong công việc khó khăn này chưa nhỉ? Nếu
cần kể ra những tác phẩm được xem là thành công ở mức độ nào đó theo
quan niệm này, thì có thể nói đến những bức tranh tre của Văn Dữ Khả[2].
Hay là tranh sơn thủy của những họa sĩ trường phái Unkoku[3]. Kế đến là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.