chưa làm được. Tôi đặt cuốn sổ phác họa lên bàn, nhìn vào trong sổ mà tập
trung suy tưởng, nhưng vẫn chưa nảy ra ý tưởng nào.
[6] Sesshu (1420 - 1506) là một họa sĩ Nhật Bản, nổi tiếng về loại tranh
sơn thủy.
Tôi đặt bút chì xuống và ngẫm nghĩ. Bản thân cái ý định muốn vẽ một cảm
xúc trừu tượng như thế đã là một sai lầm. Vì con người vốn không khác
nhau nhiều lắm, nên chắc hẳn sẽ có một số người biết đến thứ cảm xúc mà
tôi đang trải nghiệm, rồi muốn thử dùng cách nào đó để biến cảm xúc này
thành vĩnh cửu. Trong trường hợp đó thì họ sẽ chọn cách nào?
Ngay lúc đó trong tôi chợt bật ra hai chữ “âm nhạc”. Ðúng rồi, âm nhạc
chính là thứ âm thanh của tự nhiên, vang lên trong khoảnh khắc bởi một sự
cần thiết nhất định. Lần đầu tiên tôi nhận ra rằng âm nhạc là thứ người ta
cần phải nghe, cần phải học. Nhưng bất hạnh thay, tôi hoàn toàn không hiểu
được những thông điệp của thế giới này.
Tiếp đó, tôi thử bước vào lĩnh vực thứ ba là thơ ca. Tôi nhớ ông Lessing[7]
có lý luận rằng, thế giới của thơ ca được kiến tạo từ những gì nảy sinh nhờ
trải nghiệm qua thời gian, đồng thời ông cũng đưa ra nguyên lý rằng thơ ca
và hội họa là hai lĩnh vực khác hẳn nhau. Tuy nhiên, nếu quan niệm về thơ
ca như vậy thì cái thế giới mà bây giờ tôi đang muốn nắm bắt và thể hiện
không có triển vọng gì sẽ trở thành một tứ thơ. Có lẽ trạng thái mang lại cho
tôi cảm xúc hân hoan này cũng có yếu tố thời gian, nhưng không có nội
dung nào sẽ phát triển dần dần theo thời gian cả. Ðây không phải là niềm
vui mà ta cảm nhận khi cái thứ hai hình thành thay cho cái thứ nhất đã mất
đi, rồi khi cái thứ hai biến mất thì cái thứ ba xuất hiện. Mà là niềm vui đến
từ một cõi nào sâu thẳm tự ban sơ và không hề thay đổi. Chính vì điều đó
không thay đổi nên khi ta sử dụng một thứ ngôn ngữ thông thường để diễn
đạt thì không cần thiết phải sắp xếp những chất liệu ấy theo dòng chảy thời
gian. Có lẽ chỉ cần sắp xếp cảnh vật trong không gian, giống như hội họa.
Vấn đề là làm thế nào để đưa được vào thơ thứ cảm xúc hư ảo mông lung