GÓT SẮT - Trang 126

lương rồi. Tư bản cũng không tiêu thụ hết chỗ thừa ấy, vì theo bản chất của
nó, nó tiêu thụ hết sức rồi còn đâu. Cho nên chỗ thừa vẫn còn đó. Nó có thể
dùng làm gì? Nó đã được dùng làm gì?

- Người ta bán nó ra ngoài, – ông Kowalt đáp, – tuy Ernest không hỏi

ông.

- Chính thế, – Ernest đồng tình. – Chính do chỗ thừa đó mà chúng ta

đang cần có thị trường ở ngoài. Chỗ thừa đó được bán ra ngoài. Nó bắt
buộc phải bán ra ngoài. Không có cách nào khác để giũ nó đi được. Và cái
chỗ thừa không tiêu thụ hết đó bán ra ngoài biến thành cái chúng ta gọi là
cán cân thương mại có lợi cho chúng ta… các ông vẫn đồng ý với tôi đấy
chứ?

- Nhất định rồi, những điều ABC về thương mại ấy, nói ra làm gì cho

mất thì giờ, – ông Calvin nói xẵng. – Chúng tôi đều thuộc lòng cả rồi.

- Tôi phải trình bày kĩ lưỡng những điều ABC đó ra, chính là để làm cho

các ông hết cãi, – Ernest đáp. – Cái hay của nó là ở chỗ ấy. Và tôi sắp làm
cho các ông hết cãi ngay bây giờ đây. Nào!

“Nước Mỹ là một nước tư bản đã phát triển được tài nguyên của mình.

Do hệ thống công nghiệp tư bản chủ nghĩa của nó, nó có một số hàng thừa
không tiêu thụ phải cho thoát ra ngoài 2. Tình hình nước Mỹ như thế, mà
tình hình các nước tư bản phát triển khác cũng thế. Mỗi nước đều có một số
hàng thừa không tiêu thụ. Các ông đừng quên rằng họ đã buôn bán với
nhau, tuy thế nhưng số hàng thừa vẫn còn. Lao động ở tất cả các nước đó đã
tiêu hết tiền lương không mua được một tí hàng thừa nào nữa.

Tư bản ở tất cả các nước đó đã tiêu thụ tất cả những cái nó có thể tiêu

thụ được, đúng với bản chất của tư bản. Thế là vẫn còn hàng thừa. Các
nước đó không thể đem những số hàng thừa trao đổi lẫn nhau được. Vậy
muốn tống táng chỗ đó đi thì họ làm thế nào?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.